Về nội dung bồi dưỡng và rèn luyện

Một phần của tài liệu Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại TP Cần Thơ (Trang 58 - 59)

Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho bản lĩnh chính trị, tư tưởng của cán bộ quản lý.

Đặc biệt coi trọng bồi dưỡng các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, trong đó hết sức quan tâm tới các đường lối, quan điểm giáo dục, luật giáo dục.

Bồi dưỡng cho hiệu trưởng một hệ thống kiến thức về khoa học quản lý, quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý giáo dục, chuyên môn và nghiệp vụ.

Bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, lối sống cách mạng, phong cách quản lý dân chủ khoa học, tham gia xây dựng các đường lối, chính sách, kiên quyết không tham nhũng, đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý, năng lực thực hành, năng lực giao tiếp và tổ chức hoạt động thực tiễn, thực hiện các mục tiêu quản lý nhà trường có hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi có thể nêu lên một số nội dung cần rèn luyện nhằm hoàn thiện phong cách quản lý của người hiệu trưởng thể hiện qua:

- Nguyên tắc Thể hiện - Biết - Thực hiện

Thể hiện: Hiệu trưởng là một người chuyên nghiệp. Ví dụ cho thấy hiệu trưởng trung thành với tổ chức, thực hiện sự cống hiến bất vụ lợi, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm cá nhân

Thể hiện: Hiệu trưởng là một người chuyên nghiệp với những tính cách cá nhân tốt. Ví dụ: Thật thà, có năng lực, chính trực, gắn bó, ngay thẳng, can đảm, thẳng thắn, có đầu óc (có tầm nhìn)

Biết: Bản thân. Ví dụ: điểm mạnh và điểm yếu trong tích cách của bản thân, kiến thức và các kỹ năng của chính mình

Biết: bản chất con người. Ví dụ: nhu cầu, tình cảm của cán bộ, giáo viên và học sinh và cách giáo viên phản ứng với áp lực (Stress) như thế nào.

Biết: công việc của chính mình. Ví dụ: chứng minh cho giáo viên, nhân viên và học sinh thấy hiệu trưởng rất thông thạo công việc và hoàn toàn có thể hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ của họ

Biết: trường học của mình. Ví dụ: Phải gặp ai khi cần sự giúp đỡ, văn hóa và bầu không khí tâm lý trong nhà trường, ai là người lãnh đạo không chính thức.

Thực hiện: đưa ra các định hướng. Ví dụ: đặt ra mục tiêu, tháo gỡ vướng mắc, ra quyết định, lập kế hoạch.

Thực hiện: các công việc triển khai. Ví dụ: giao tiếp, điều phối, hỗ trợ nhân viên và đánh giá Thực hiện công tác động viên. Ví dụ: phát triển tinh thần và đạo đức công tác trong nhà trường, đào tạo, huấn luyện, khuyên răn.

Một phần của tài liệu Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại TP Cần Thơ (Trang 58 - 59)