PQuản lý Giáo viên

Một phần của tài liệu Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại TP Cần Thơ (Trang 38 - 42)

Quản lý Giáo viên

TB ĐLTC TB ĐLTC

Tôi cảm thấy thoải mái khi làm việc

ở trường hiện đang công tác 3,87 0,67 4,02 0,71 1,99 0,15 GV trong trường ý thức được công

việc của bản thân rõ ràng 3,91 0,75 4,02 0,70 1,20 0,27 GV trong trường thực hiện công việc

Nội dung

Công việc

F P Quản lý Giáo viên Quản lý Giáo viên

TB ĐLTC TB ĐLTC

của bản thân một cách tự giác 3,93 0,69 3,99 0,68 0,40 0,52 Giáo viên trong trường có thể tiếp xúc

với Hiệu trưởng trường bất cứ lúc nào thuận tiện

4,13 0,73 4,14 0,71 0,01 0,89

Giáo viên trong trường có thể nói

chuyện với Hiệu trưởng dễ dàng 4,01 0,80 4,07 0,77 0,25 0,61 Giáo viên trong trường cảm thấy

thoải mái với công việc được giao 4,01 0,71 3,92 0,77 0,78 0,37 Giáo viên trong trường có thể học

theo gương cố gắng học tập của Hiệu trưởng trường

3,86 0,78 3,97 0,78 1,06 0,30

Giáo viên trong trường đánh giá cao tinh thần tận tụy với công việc của Hiệu trưởng trường

4,00 0,79 4,23 0,71 5,27 0,02

Giáo viên trong trường đánh giá cao lòng can đảm chống lại tiêu cực của Hiệu trường trường

3,93 0,84 4,14 0,74 3,66 0,05

Giáo viên trong trường thích cách

làm việc thẳng thắn của HT 3,96 0,79 4,18 0,74 4,35 0,03 Giáo viên trong trường thích việc

HT chia sẻ thành tích đạt được của các thành viên trong trường

3,92 0,75 4,09 0,70 2,50 0,11

Giáo viên trong trường thích cách điều hành theo kế hoạch của HT trường

4,06 0,74 4,03 0,71 0,10 0,74

Giáo viên trong trường thích tính

công bằng của Hiệu trưởng trường 3,96 0,83 4,19 0,69 4,99 0,02 Giáo viên trong trường thích lòng

rộng lượng của Hiệu trưởng trường 3,91 0,80 4,12 0,76 3,76 0,05 Giáo viên trong trường đánh giá cao 3,91 0,84 4,14 0,71 4,96 0,02

Nội dung

Công việc

F P Quản lý Giáo viên Quản lý Giáo viên

TB ĐLTC TB ĐLTC

tầm nhìn xa của Hiệu trường trường

Qua kết quả của bảng 2.4, cho thấy

Có sáu mặt được đánh giá khác biệt về mặt thống kê là “Giáo viên trong trường đánh giá cao tinh thần tận tụy với công việc của Hiệu trưởng trường”, “Giáo viên trong trường đánh giá cao lòng can đảm chống lại tiêu cực của Hiệu trường trường”, “Giáo viên trong trường thích cách làm việc thẳng thắn của hiệu trưởng”, “Giáo viên trong trường thích tính công bằng của hiệu trưởng”, “Giáo viên trong trường thích lòng rộng lượng của hiệu trưởng trường”, “Giáo viên trong trường đánh giá cao tầm nhìn xa của hiệu trưởng”, trong đó giáo viên đánh giá các mặt hình thành nên phong cách quản lý của hiệu trưởng cao hơn so với cán bộ quản lý.

Sự khác biệt này cho thấy, trong nhà trường giáo viên đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của hiệu trưởng thể hiện qua việc tận tụy với công việc, tinh thần xây dựng tập thể vững mạnh, mạnh dạn chống lại các tiêu cực, tính quyết đoán, khả năng giải quyết vấn đề một cách thẳng thắn, sự công tâm và tầm nhìn xa của hiệu trưởng.

Qua kết quả khảo sát, có những mặt đều được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thấp đó là việc thực hiện công việc một cách tự giác trong đội ngũ giáo viên nhà trường, giáo viên trong trường có thể học theo gương cố gắng học tập của hiệu trưởng đây là những mặt còn nhiều hạn chế cần được cải tiến ngõ hầu nâng cao năng lực quản lý của người hiệu trưởng, vì trong thực tế hầu hết hiệu trưởng làm việc theo kinh nghiệm, cố gắng hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của cấp trên. Sự sáng tạo trong quản lý là có nhưng rất khó khăn trong việc thực hiện. Ở nước ta, các quy định về đào tạo bồi dưỡng quản lý giáo dục chưa được coi là điều kiện cần cho việc trở thành một cán bộ quản lý giáo dục. Cũng không có các quy định bắt buộc hoặc các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý tự học nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Bởi vậy, cán bộ quản lý, sau khi được bổ nhiệm (đặc biệt số cán bộ có nhiều năm làm quản lý) không tỏ ra mặn mà với các chương trình đào tạo bồi dưỡng. Việc hiệu trưởng không có ý hướng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đã góp phần vào việc tạo sức ỳ nơi giáo viên, tâm lý dựa dẫm chỉ làm theo những kế hoạch đã được vạch sẵn, làm cho hết trách nhiệm, chứ chưa thật sự tự giác, tự nguyện giải quyết các vấn đề trong quá trình công tác.

Bên cạnh những mặt còn hạn chế, các mặt “Giáo viên trong trường có thể tiếp xúc với hiệu trưởng bất kỳ lúc nào thuận tiện”, “Giáo viên trong trường có thể nói chuyện với hiệu trưởng dễ

dàng”, “Giáo viên trong trường thích cách điều hành theo kế hoạch của hiệu trưởng” có kết quả trung bình khá cao (trên 4,0) chứng tỏ đây là những yếu tố góp phần tạo nên bầu không khí làm việc thoải mái trong nhà trường. Góp phần tạo ra một tập thể gắn kết thực thụ. Việc giáo viên có thể tiếp xúc với hiệu trưởng bất kỳ lúc nào thuận tiện, có thể nói chuyện với hiệu trưởng dễ dàng đã xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa giữa những người dưới quyền và phát huy tinh thần đoàn kết, thân ái với nhau. Làm tốt điều này, người hiệu trưởng sẽ tạo dựng được một bầu không khí thuận lợi để đạt được các mục tiêu mà nhà trường đã xác định. Người lãnh đạo, người quản lý chỉ thực sự được đánh giá là có tài năng, có bản lĩnh khi người đó thiết lập và duy trì được quan hệ tốt đẹp giữa người này với người khác trong nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác trong nhà trường. Khi thiết lập được các mối quan hệ gần gũi, thân tình sẽ tạo được bầu không khí cởi mở, thân tình, tin cậy lẫn nhau, khuyến khích mọi người đóng góp trí tuệ, tài năng, sức lực vào công việc chung.

Bảng 2.5. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thoải mái của môi trường làm việc tại các trường THPT theo thâm niên

(Do chiều ngang có hạn, xin quý độc giả đọc nối với số thứ tự của từng mặt với bảng phân tích ở dưới)

Số

TT

Nội dung

1 Tôi cảm thấy thoải mái khi làm việc ở trường hiện đang công tác 2 Giáo viên trong trường ý thức được công việc của bản thân rõ ràng 3 Giáo viên trong trường thực hiện công việc của bản thân một cách tự giác 4 Giáo viên trong trường có thể tiếp xúc với Hiệu trưởng trường bất cứ lúc

nào thuận tiện

5 Giáo viên trong trường có thể nói chuyện với Hiệu trưởng dễ dàng 6 Giáo viên trong trường cảm thấy thoải mái với công việc được giao

7 Giáo viên trong trường có thể học theo gương cố gắng học tập của Hiệu trưởng trường

8 Giáo viên trong trường đánh giá cao tinh thần tận tụy với công việc của Hiệu trưởng trường

9 Giáo viên trong trường đánh giá cao lòng can đảm chống lại tiêu cực của Hiệu trường trường

11 Giáo viên trong trường thích việc Hiệu trưởng chia sẽ thành tích đạt được của các thành viên trong trường

12 Giáo viên trong trường thích cách điều hành theo kế hoạch của Hiệu trưởng trường

13 Giáo viên trong trường thích tính công bằng của Hiệu trưởng trường 14 Giáo viên trong trường thích lòng rộng lượng của Hiệu trưởng trường 15 Giáo viên trong trường đánh giá cao tầm nhìn xa của HT trường

Qua kết quả của bảng 2.5 cho thấy khi đánh giá về mức độ hài lòng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đối với môi trường làm việc theo thâm niên công tác, ta nhận thấy có bốn mặt có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê đó là: Giáo viên trong trường ý thức được công việc của bản thân rõ ràng , Giáo viên trong trường có thể tiếp xúc với hiệu trưởng trường bất cứ lúc nào thuận tiện, Giáo viên trong trường thích cách làm việc thẳng thắn của Hiệu trưởng, Giáo viên trong trường thích cách điều hành theo kế hoạch của Hiệu trưởng trường. Các mặt khác sự sai khác không mang ý nghĩa thống kê.

Số

TT

Thâm niên (theo năm)

F P Dưới 5 Từ 6 đến 15 Từ 16 đến 25 Trên 26

Một phần của tài liệu Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại TP Cần Thơ (Trang 38 - 42)