Phát triển chính sách giao tiếp khuyếch trương.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank (Trang 86 - 88)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

3. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank.

3.4.3. Phát triển chính sách giao tiếp khuyếch trương.

Thực tế hiện nay tuy nhu cầu của dân cư về mục đích tiêu dùng là rất lớn nhưng số lượng khách hàng cá nhân đến với ngân hàng nhằm mục đích tiêu dùng vẫn còn chưa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này có thể là công tác giao tiếp khuyếch trương của VPBank chưa đủ mạnh, khíên cho

khách hàng cá nhân chưa có thông tin cụ thể về VPBank và các hoạt động của ngân hàng, hoặc là khách hàng chưa tiếp nhận được những thông tin đầy đủ và nhận thức được những lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng.

Nguồn thông tin chủ yếu mà khách hàng có thể tiếp cận hiện nay để hiểu rõ về cho vay tiêu dùng là hệ thống báo chí và truyền hình. Song trong rất đông người tiêu dùng, không có nhiều người thường xuyên đọc báo chí, nhất là các loại báo chuyên ngành như Thời báo kinh tế, Thời báo ngân hàng, Tạp chí tài chính... do đó người dân chưa được tiếp cận thực sự với loại hình cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, ngay cả đối với những người có những tiếp cận cũng như hiểu biết về loại hình cho vay này và nhận thức được lợi ích của nó, không nhiều người vượt qua thói quen tâm l?ý cố hữu là chịu chấp nhận gánh một món nợ ngân hàng cho dù nó nhằm trong khả năng của mình, hưởng thụ những lợi ích của các hàng hoá- dịch vụ tiêu mà đòi hỏi tính kiên trì và một sự tích luỹ đều đặn trong vài năm mới có được. Chính những điều này gây nên sự hạn chế số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng ở ngân hàng.

Bên cạnh các chiến dịch quảng cáo, khuyếch trương trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc các chương trình khuyến mại lớn như trong thời gian vừa qua VPBank đã xuất hiện nhiều trong các chương trình giải trí của đài truyền hình Việt Nam với vai trò là người tài trợ như chương trình "khởi nghiệp", "doanh nhân Việt Nam". Song thực tế triển khai các công việc khuyến mại, tổ chức sự kiện thậm chí cả thiết kế các sản phẩm in ấn được giao cho nhiều bộ phận trong ngân hàng dẫn đến tình trạng bị chồng chéo không thống nhất về mẫu mã, hình thức thể hiện.VD: những từ rơi giới thiệu sản phẩm tín dụng tại hội sở sử dụng tông màu chủ đạo là màu xanh lá cây trong khi đó tại chi nhánh HCM lại sử dụng tông màu xanh nước biển.

VPBank cũng nên chú ý đến một hình thức quảng cáo nữa là thông qua tài trợ cho thể thao. VPBank hoàn toàn có thể thực hiện được hình thức này. ở Việt Nam các ngân hàng đầu tư vào thể thao có ACB, Ngân hàng Đông á trong bóng đá, Ngân hàng Công thương tại Bóng chuyền, Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn tại Seagame…Trong khu vực và thế giới có Housing bank của Hàn Quốc, Krung Bank của Thái lan… Những ngân hàng trên đã nhận thấy tiềm năng từ thể thao có thể khuyếch trương hình ảnh ngân hàng của họ. Những môn thể thao như thể thao vua, bóng chuyền… luôn có sức hút ghê gớm và sâu rộng tới các tầng lớp công chúng đặc biệt là giới trẻ mà nếu các ngân hàng thu hút được sự chú ý của họ thông qua thể thao thì đây là những khách hàng rất đông đảo. Các ngân hàng như ACB, Ngân hàng Đông á đã thành công trong việc quảng bá thương hiệu của mình tại miền Bắc và trong đó chắc chắn có sự đóng góp thông qua thể thao mà ở đây là họ thành lập các đội bóng mang tên họ tại giải bóng đã chuyên nghiệp quốc gia. Tức nhiên để làm được điều đó thì cần rất nhiều điều kiện như tài chính, các điều kiện về nhân lực nhưng có thể nói VPBank hoàn toàn có thể quảng bá hình ảnh thông qua thể thao bằng cách như: tài trợ cho các giải bóng của nhi đồng, của thành phố; đặt các biển quảng cáo tại các trận bóng đá; tài trợ tại các giải bóng chuyền…

Hay một số cách khác mà trong năm 2006 này một số ngân hàng đang triển khai: ACB lí hợp đồng với các hãng hàng không chi trả tiền vé máy bay cho khách hàng; hay Sacombank, Techcombank kết hợp với các hãng bảo hiểm chi trả tiền phí bảo hiểm cho khách hàng,vì đối tượng sử dụng hai loại này dịch vụ này ngày càng lớn, chủ yếu là các tầng lớp trung lưu trong xã hội, đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Triển khai tốt sẽ tăng sự chú ý của của khách hàng, nâng cao hình ảnh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w