Nhận xét về các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa (Trang 70)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Nhận xét về các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà

2.2.3.1. Nhận xét của các giáo viên chủ nhiệm

Trong phiếu hỏi, chúng tôi xin ý kiến các giáo viên chủ nhiệm nhận xét về các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường với gia đình gồm ban giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh lớp họ chủ nhiệm bằng cách cho điểm thực trạng hoạt động của họ trong năm học 2005-2006. Kết quả nhận xét như sau ở bảng 2.23:

Bảng 2.23: Nhận xét của các GVCN về BGH, BĐD CMHS lớp và chính các GVCN n = 75 BGH GVCN BĐD CMHS lớp n % M n % M n % M Rất tốt (điểm 5) 26 34,67 25 33,33 9 12,00 Tốt (điểm 4) 36 48,00 43 57,33 27 36,00 Khá (điểm 3) 8 10,67 5 6,67 32 42,67 TB (điểm 2) 4 5,33 2 2,67 5 6,67 Chưa tốt (điểm 1) 1 1,33 4,09 0 00 4,21 2 2,67 3,48

* Nhận xét:

Kết quả nhận xét về Ban giám hiệu có tỉ lệ cho là rất tốt cao nhất, nhưng lại có tỉ lệ nhận xét ở mức trung bình và chưa tốt cao hơn đối với giáo viên chủ nhiệm. Nhận xét về Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp thì có các mức độ thấp nhiều hơn đối với Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm.

Điểm trung bình nhận xét về giáo viên chủ nhiệm cao nhất là 4,21, về Ban giám hiệu là 4,09 và về Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp thấp nhất là 3,48. Điều này chứng tỏ hoạt động của giáo viên chủ nhiệm được đánh giá cao nhất trong sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Ngoài ra các giáo viên chủ nhiệm tự nhận xét về mình không có mức độ chưa tốt, điều này là dễ hiểu vì chính họ phải thực hiện những công việc quy định trong việc phối hợp với cha mẹ học sinh.

2.2.3.2. Nhận xét của các CMHS

Cũng như nội dung khảo sát giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi lấy ý kiến nhận xét của các cha mẹ học sinh với kết quả như sau trong bảng 2.24:

Bảng 2.24: Nhận xét của các CMHS về BGH, GVCN và BĐD CMHS các lớp n = 308 BGH GVCN BĐD CMHS lớp n % M n % M n % M Rất tốt (điểm 5) 162 52,60 219 71,10 116 37,66 Tốt (điểm 4) 77 25,00 66 21,43 72 23,38 Khá (điểm 3) 51 16,56 13 4,22 73 23,70 TB (điểm 2) 14 4,55 7 2,27 36 11,69 Chưa tốt (điểm 1) 4 1,29 4,23 3 0,97 4,59 11 3,57 3,79 * Nhận xét:

Trong ba đối tượng đề nghị nhận xét, các cha mẹ học sinh đánh giá cao hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và nhận xét rất tốt nhiều nhất với tỉ lệ 71,10% ; nhận xét về Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp có tỉ lệ rất tốt ít

nhất là 37,66% và có tỉ lệ chưa tốt là 3,57%. Điểm trung bình nhận xét về giáo viên chủ nhiệm cao nhất là 4,59, về Ban giám hiệu là 4,23 và về Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp là 3,79.

So sánh giữa hai bảng 2.23 và 2.24 chúng ta thấy điểm trung bình nhận xét về ba đối tượng có thứ bậc giống nhau chứng tỏ nhận xét của các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phù hợp nhau. Điều này có thể kết luận ở các trường, giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình tốt nhất, rồi đến Ban giám hiệu và sau là Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp.

TIU KT

Về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS + Ưu điểm:

- Hiệu trưởng các trường có quan tâm nhiều đến công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm chủ động thực hiện các hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh.

- Tất cả các giáo viên chủ nhiệm đều thực hiện việc ghi sổ liên lạc gởi về gia đình học sinh 2 tháng/ lần, đa số thầy cô đều trao đổi với cha mẹ học sinh khi con em họ học tập hoặc rèn luyện chưa tốt bằng hình thức điện thoại, mời gặp ở trường hoặc đến nhà các em.

- Nhiều cha mẹ học sinh đã chủ động liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để kết hợp giáo dục con em mình.

- Đa số học sinh các trường đều ngoan, biết nghe lời cha mẹ và thầy cô. Do vậy khi có sự góp ý của giáo viên chủ nhiệm đối với cha mẹ các em về những khuyết điểm của mình nhất là về mặt hạnh kiểm, các em thường có cải thiện tốt.

+ Hạn chế:

- Hiệu trưởng các trường chưa xây dựng mục tiêu và kế hoạch cụ thể về công tác phối hợp với cha mẹ học sinh; chưa chú trọng việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên về công tác này và chưa tổ chức thực hiện các hình thức nâng cao nhận thức giáo dục cho cha mẹ học sinh.

- Hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh của các trường mới chỉ chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng học sinh chưa ngoan, nghỉ bỏ học chứ chưa nhằm mục đích thống nhất các yêu cầu giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và huy động cha mẹ học sinh vào việc phát triển nhà trường.

- Còn nhiều cha mẹ học sinh chưa chú ý xây dựng môi trường giáo dục gia đình lành mạnh và chưa quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em. - Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường các trường không có kế hoạch hoạt động cụ thể mà hầu như chỉ thực hiện những yêu cầu của hiệu trưởng, chưa chú ý phối hợp với nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục mà chỉ tập trung vào việc hỗ trợ vật chất, kinh phí cho các hoạt động của trường.

- Cuộc họp cha mẹ học sinh của các trường chưa đi sâu vào việc thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh và nâng cao ý thức kết hợp với nhà trường của cha mẹ học sinh. Các cuộc họp thường do giáo viên chủ nhiệm chủ trì thông báo chung cho toàn thể cha mẹ học sinh kế hoạch giáo dục của nhà trường, kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh, các khoản phí học sinh phải đóng, những đề nghị chung của giáo viên… Thực hiện như vậy nhiều cha mẹ học sinh không nắm cụ thể về đặc điểm của con mình ở trường; chưa được nhà trường hướng dẫn cách quản lý, hướng dẫn con học tập và rèn luyện đạt hiệu quả; đôi khi có cha mẹ những học sinh chưa ngoan, học yếu bị mặc cảm vì khuyết điểm của con mình bị giáo viên nhắc nhở trong cuộc họp.

2.3. Nguyên nhân của thực trạng còn hạn chế trong việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS

2.3.1. Nguyên nhân về phía nhà trường

- Hiệu trưởng các trường chưa thực hiện đúng quy trình quản lý trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh: chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể, chưa có biện pháp để đẩy mạnh sự kết hợp nhà trường – gia đình – xã hội và chưa chú ý kiểm tra, đánh giá về công tác này.

- Nhiều giáo viên chủ nhiệm có nhận thức chưa đúng về trách nhiệm của nhà trường trong công tác phối hợp với gia đình nên chưa tích cực chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh, còn ngại khó khăn trong việc gặp gỡ, trao đổi với các bậc phụ huynh và chưa có khả năng tổ chức nâng cao nhận thức về giáo dục cho họ.

- Hiệu trưởng và các giáo viên chưa chú trọng xây dựng môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường và gia đình (về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh.

2.3.2. Nguyên nhân về phía cha mẹ học sinh

- Điều kiện kinh tế của nhiều gia đình còn khó khăn và trình độ nhận thức về giáo dục của một số cha mẹ học sinh còn thấp làm hạn chế khả năng đầu tư cho cho việc học tập cũng như việc quản lý, giáo dục con em.

- Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm phối hợp với nhà trường, còn khoán trắng việc giáo dục con mình cho nhà trường và xã hội.

- Nhiều cha mẹ học sinh chưa được quan tâm xây dựng nếp sống gia đình thành môi trường giáo dục thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của con em.

2.3.3. Nguyên nhân về phía Ban đại diện CMHS

- Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa mạnh dạn, chủ động thực hiện vai trò của mình. Nhiều người vì miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trong Ban đại diện nên không có tinh thần hoạt động.

- Năng lực của nhiều thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và các lớp còn hạn chế. Một số người không có điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh tế gia đình, nên kết quả hoạt động phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường chưa cao.

2.3.4. Nguyên nhân về phía cơ quan quản lý giáo dục:

- Bộ GD-ĐT chưa xác định rõ ràng về tổ chức hội cha mẹ học sinh: điều lệ trường trung học năm 2000 đổi tên gọi là Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp / trường thay vì Ban thường trực hội / chi hội và họ được cha mẹ học sinh cử ra chứ không phải bầu ra như trong điều lệ hội cha mẹ học sinh năm 1992. Điều lệ trường trung học năm 2000 và năm 2007 đều không đề cập đến tổ chức hội cha mẹ học sinh mà chỉ nói đến Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Bộ GD-ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nên trong họat động còn gặp nhiều khó khăn.

2.3.5. Nguyên nhân về phía xã hội

- Các xã trên địa bàn chưa có truyền thống hiếu học tốt, tác động của giáo dục trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng chưa rõ nét và chưa có nhiều người thành đạt từ học tập nên chưa thúc đẩy khí thế các gia đình chăm lo đầu tư cho việc học tập của con em.

- Nhiều hình thức vui chơi giải trí thiếu lành mạnh, vô bổ đã lan rộng trong cộng đồng dân cư và có tác động xấu đến các thiếu niên ở địa phương, lứa tuổi dễ chịu ảnh hưởng những tiêu cực của xã hội. Điều này đã làm cho việc giáo dục con em ở nhiều gia đình gặp khó khăn.

Chương 3

CÁC BIN PHÁP NÂNG CAO HIU QU QUN LÝ CÔNG TÁC PHI HP GIA NHÀ TRƯỜNG VI CMHS

CÁC TRƯỜNG THCS VÙNG NÔNG THÔN TH XÃ BÀ RA 3.1. Cơ s đề ra các bin pháp

3.1.1. Cơ sở lý luận

- Nhà trường, gia đình và xã hội là một chỉnh thể trong hệ thống môi trường giáo dục, trong đó gia đình là cơ sở đầu tiên và cơ bản của giáo dục. Gia đình có nhiều thuận lợi và ưu thế về giáo dục mà nhà trường và xã hội cần phải phối hợp để phát huy tốt hiệu quả giáo dục thế hệ trẻ.

- Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu giáo dục do đó nhà trường phải chủ động, phát huy vai trò trung tâm tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung và phương pháp giáo dục của gia đình và các thể chế khác trong xã hội.

- Công tác xã hội hoá giáo dục là một chủ trương đúng đắn nhằm huy động mọi trí tuệ và nguồn lực của toàn xã hội cho việc phát triển toàn diện giáo dục. Một nguyên tắc cơ bản thực hiện chủ trương toàn xã hội lo cho việc học tập của thế hệ trẻ là tăng cường quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

3.1.2. Cơ sở pháp lý

- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: Nhà trường có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Luật Giáo dục năm 2005: Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Điều lệ trường trung học cơ sở năm 2007: Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

- Tăng cường giáo dục gia đình và thiết lập được sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ mang lại kết quả tốt đẹp về giáo dục. Các trường ở Bắc Lý, Cẩm Bình là những điển hình tiên tiến về giáo dục của trường phổ thông ở nông thôn miền Bắc vào những thập niên 60, 70 ở thế kỷ XX đã chứng minh thực tiễn điều này. [33], [42]

- Huy động cha mẹ học sinh cùng với nhà trường đổi mới giáo dục là yêu cầu cần thiết để phát triển giáo dục. Sở GD-ĐT thành phố HCM đã nhắm đến mục tiêu này khi tổ chức hội nghị đại diện cha mẹ học sinh của gần 1.500 trường trên địa bàn thành phố trong tháng 3/2007. Ngoài ra hội nghị còn nhằm mục đích thống nhất, định hướng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường trong thời kỳ hội nhập.

- Khi ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo dục”, số học sinh yếu kém của các trường trong thị xã Bà Rịa nói chung và các trường ở vùng nông thôn nói riêng cuối năm học 2006-2007 tăng nhiều so với các năm học trước. Thực trạng này một phần cũng vì sự phối kết hợp giữa giáo dục nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ, chất lượng học tập của học sinh chưa được nhà trường và gia đình cùng đánh giá sát thực. Cụ thể số liệu so sánh chất lượng cuối năm học 2006-2007 với cuối năm 2005-2006 như sau:

HS có học lực yếu, kém Địa bàn

NH 05-06 NH 06-07 Các trường vùng nông thôn 12,4 % 22,4 %

3.2. Đề xut các bin pháp

3.2.1. Biện pháp 1: Kế hoạch hoá công tác phối hợp với CMHS của nhà trường.

+ Mục tiêu của biện pháp:

Kế hoạch hoá công tác phối hợp với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

+ Những công việc thực hiện biện pháp:

* Xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với CMHS:

Hiệu trưởng nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với cha mẹ học sinh từng năm học với nội dung và mục tiêu cụ thể. Xây dựng kế hoạch công tác cụ thể sẽ đảm bảo tính khoa học, tính ổn định và tính mục đích của hoạt động; hạn chế sự tùy tiện, tự phát trong hoạt động, do đó công tác dễ đạt được kết quả tốt.

Nội dung kế hoạch là những công việc mà nhà trường phải chủ động thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh để cùng nhau phấn đấu đạt được yêu cầu giáo dục của nhà trường đề ra trong năm học. Mục tiêu kế hoạch nhắm đến là nhà trường và gia đình cần phải xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, cha mẹ học sinh phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm về việc giáo dục con, nắm rõ tình hình học tập và rèn luyện của con, nắm bắt các quy định của nhà trường đối với học sinh để giúp con thực hiện tốt, có hiểu biết về những tri thức khoa học giáo dục cơ bản để chăm lo giáo dục con đạt hiệu quả.

* Thống nhất kế hoạch hoạt động với Ban đại diện CMHS:

Ở các trường được khảo sát, thông thường Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ hoạt động mỗi khi có đề xuất của nhà trường chứ chưa có kế hoạch để thực

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)