Thực trạng việc CMHS quản lý, hướng dẫn con học tập

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa (Trang 55 - 61)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.3.Thực trạng việc CMHS quản lý, hướng dẫn con học tập

Kết quả khảo sát về một số biện pháp mà cha mẹ thực hiện để quản lý việc học tập của con được trình bày trong bảng 2.15 sau:

Bảng 2.15: Mức độ CMHS thực hiện các biện pháp hướng dẫn con học tập Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Không thực hiện Công việc SL % SL % SL % SL % 1. Quản lý chặt chẽ thời gian học của con 121 39,29 144 46,75 28 9,09 15 4,87 2. Nắm rõ tình hình học tập của con ở trường 87 28,25 176 57,14 32 10,39 13 4,22 3. Phối hợp với các GV

để nâng cao chất lượng

học tập của con 52 16,88 115 37,33 42 13,64 99 32,14

4. Hướng dẫn con học tốt

* Nhận xét:

Có nhiều biện pháp để hướng dẫn con học tập, và yêu cầu cần nhất là cha mẹ phải biết rõ tình hình học tập cũng như cần quản lý chặt chẽ thời gian học của con. Qua khảo sát có 32,29% cha mẹ thường xuyên kiểm tra chặt chẽ thời gian học của con, 46,75% thỉnh thoảng kiểm tra, còn 13,96% rất ít khi hoặc không kiểm tra. Như vậy có một số cha mẹ không để ý đến giờ giấc đi học, về học và giờ học bài ở nhà của con, tức là cha mẹ để mặc con muốn học sao thì học. Điều này thật tai hại nếu con không có ý thức học, cha mẹ sẽ không biết để giáo dục kịp thời. Thực tế qua phỏng vấn, có cha mẹ học sinh cho biết vì mải mê làm ăn không kiểm soát việc đi học của con nên không biết con mình trốn học đã 1 tuần, khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà tìm hiểu thì gia đình mới biết.

Việc nắm rõ tình hình học tập của con em ở trường là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Qua khảo sát có 28,25% cha mẹ học sinh thường xuyên liên hệ nhà trường để biết tình hình học tập của con, có 57,14% thỉnh thoảng thực hiện và còn 14,61% cha mẹ học sinh rất ít khi hoặc chưa thực hiện. Số cha mẹ học sinh không nắm rõ tình hình học tập của con ở trường tức là hoàn toàn khoán trắng việc giáo dục con cho nhà trường.

Còn đến 45,78% cha mẹ học sinh ít khi hoặc chưa có thực hiện phối hợp với các giáo viên để nâng cao chất lượng học tập của con. Đây là một hạn chế lớn của nhiều cha mẹ học sinh, nhất là đối với cha mẹ các học sinh học còn yếu, kém.

Đối với nhiều cha mẹ học sinh, việc hướng dẫn giúp con học tốt từng môn học là một khó khăn. Kết quả khảo sát chỉ có 5,52% cha mẹ học sinh thường xuyên hướng dẫn con học các môn, 17,86% thỉnh thoảng thực hiện, còn 76,62% rất ít khi hoặc chưa thực hiện. Chúng tôi cho rằng kết quả này phù hợp với các trường ở vùng nông thôn vì trình độ của nhiều cha mẹ còn thấp, không

biết cách hướng dẫn hoặc quá bận rộn công việc nên không có thời gian chăm sóc con cái.

b. Mức độ kiểm tra việc học tập của con

Khảo sát về mức độ cha mẹ kiểm tra việc học tập của con với kết quả như sau trong bảng 2.16:

Bảng 2.16: Mức độ cha mẹ kiểm tra việc học tập của con

n = 308 Số lượng Mức độ n % M 1. Hàng ngày đều kiểm tra 91 29,55 2. Thỉnh thoảng có kiểm tra. 149 48,37 3. Rất ít khi kiểm tra 45 14,61 4. Không kiểm tra 23 7,46 3,00

Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát ở bảng 2.16

* Nhận xét:

Tỉ lệ cha mẹ học sinh kiểm tra việc học tập của con hàng ngày chỉ chiếm 29,55%, thỉnh thoảng kiểm tra chiếm 48,37%. Tỉ lệ cha mẹ rất ít khi hoặc không kiểm tra việc học tập của con chiếm đến 22,07%. Điểm trung bình các mức độ này là 3,00. Điều này cho thấy còn một bộ phận cha mẹ chưa có nhận thức cao về giáo dục và chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con.

không kiểm tra 7,46% ít khi kiểm tra 14,61% kiểm tra hàng ngày 29,55% thỉnh thoảng kiểm tra 48,37%

Cần phải kiểm tra thì cha mẹ mới nắm được tình hình học tập của con và có biện pháp quản lý con phù hợp.

Số cha mẹ ít khi hoặc không kiểm tra việc học tập của con có thể vì nhiều lý do như không có thời gian, không quan tâm đến hoặc không biết cách thức kiểm tra. Qua phỏng vấn một số cha mẹ học sinh, chúng tôi thấy rằng những cha mẹ không kiểm tra việc học tập của con đa số là do bận rộn công việc sinh kế gia đình. Những gia đình có khó khăn về kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả nên ít có thời gian kiểm tra, hướng dẫn con cái học tập. Tuy nhiên nếu cha mẹ có cách quản lý, giáo dục con phù hợp thì sẽ nâng cao được kết quả học tập và rèn luyện của con.

c. Mức độ CMHS thực hiện một số biện pháp giáo dục con

Mỗi cha mẹ đều có những biện pháp giáo dục con mình mang sắc thái riêng, chúng tôi khảo sát các cha mẹ học sinh về mức độ thực hiện một số biện pháp giáo dục con và có kết quả như sau trong bảng 2.17:

Bảng 2.17: Mức độ CMHS thực hiện một số biện pháp giáo dục con Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Không áp dụng Biện pháp SL % SL % SL % SL % 1. Trò chuyện trao đổi với con 9 2,92 86 27,92 175 56,82 38 12,33

2. Giao cho con nhiệm vụ

phụ giúp công việc của

gia đình 121 39,29 169 54,87 18 5,84 0 00

3.Khen thưởng khi con

đạt điểm tốt 78 25,32 92 29,87 83 26,95 55 17,86

4. Trừng phạt khi con

phạm khuyết điểm 55 17,86 204 66,23 32 10,39 17 5,52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét:

Biện pháp trò chuyện trao đổi, nắm bắt tâm tư, tình cảm để thuyết phục, giáo dục thường đem lại hiệu quả tốt, ngay cả đối với học sinh hoặc con em

mình. Qua khảo sát chỉ có 2,92% cha mẹ thường xuyên áp dụng biện pháp này trong việc giáo dục con, số cha mẹ thỉnh thoảng áp dụng là 27,92% và còn lại 69,15% là ít khi và không áp dụng. Điều này cũng dễ hiểu vì nhiều cha mẹ học sinh ở nông thôn chưa nắm bắt nhiều về tâm lý giáo dục, do đó vẫn còn có sự cách biệt nhiều giữa cha mẹ và con cái.

Biện pháp giao nhiệm vụ cho con thực hiện một số công việc trong gia đình được nhiều cha mẹ học sinh áp dụng ở các mức độ: thường xuyên là 39,29%, thỉnh thoảng là 54,87% và chỉ có 5,84% cha mẹ học sinh ít khi áp dụng. Ở nông thôn các học sinh thường phải phụ giúp công việc trong nhà, thậm chí nhiều em phải lao động cùng với cha mẹ trong công việc chính của gia đình. Yêu cầu các em lao động phụ giúp gia đình cũng là một cách giáo dục các em về tinh thần trách nhiệm đối với gia đình và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp khác.

Về biện pháp khen thưởng hoặc trách phạt con cái, kết quả khảo sát có 25,32% cha mẹ học sinh thường xuyên khen thưởng khi con đạt điểm tốt ở trường, 29,87% thỉnh thoảng áp dụng, 26,95% ít khi áp dụng và 21,10% không áp dụng. Tỉ lệ cha mẹ thường xuyên trách phạt con khi phạm khuyết điểm là 17,86%, thỉnh thoảng là 66,23%, ít khi áp dụng là 10,39% và không áp dụng là 5,52%. Chúng ta thấy tỉ lệ cha mẹ ít khi và không khen thưởng con em cao hơn là trách phạt. Phần nhiều các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn thường ít biểu hiện sự vui mừng, hài lòng về con em bằng những hình thức khen thưởng, nhưng ngược lại khi con em phạm khuyết điểm thường hay la mắng, trừng phạt. Điều này không tốt cho việc giáo dục trẻ.

d. Cách thức cha mẹ hướng dẫn con học tập

Khảo sát các cha mẹ học sinh về cách thức chủ yếu đã áp dụng để hướng dẫn con học tập, kết quả như sau trong bảng 2.18:

Bảng 2.18: Cách thức cha mẹ hướng dẫn con học tập

Cách thức SL % Thứ bậc

1. Hướng dẫn con chủđộng học. 181 58,77 1

2. Để con tự học theo ý mình. 67 21,75 2

3. Bắt con học theo quy định của cha mẹ. 60 19,48 3

308 100,00

* Nhận xét:

Hướng dẫn con chủ động học tập là cách thức quản lý việc học tập của con đúng đắn nhất, tuy nhiên cũng chỉ có 58,77% cha mẹ học sinh áp dụng. Tỉ lệ còn lại là để con học tùy ý mình (21,75%) và bắt con phải học theo quy định của cha mẹ (19,48%). Theo kết quả khảo sát ý kiến của cha mẹ học sinh về cách thức hướng dẫn con học tập (ở bảng 2.6) có 26,80% cho rằng nên để con tự học tùy ý mình và thực tế (ở bảng 2.18) có 21,75% cha mẹ học sinh áp dụng cách thức này. Điều này chứng tỏ còn nhiều cha mẹ học sinh chưa có cách thức hướng dẫn con học tập đúng hoặc là để con tự học mà cha mẹ không hướng dẫn gì cả.

Khi trao đổi với một số cha mẹ học sinh, có thể khẳng định rằng đa số cha mẹ để con tự học theo ý mình như kết quả khảo sát là do cha mẹ không có thời gian hoặc khả năng để hướng dẫn con học tập chứ không phải đây là một cách thức tôn trọng việc tự học của con. Lứa tuổi học sinh THCS chưa thể tự ý thức về học tập và có phương cách tự học tốt mà cần phải có sự hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ, nhưng cũng không được ép buộc các em học theo quy định của mình mà chỉ nên hướng dẫn các em chủ động, sáng tạo và tự giác học tập. Đây cũng là một trong những nguyên tắc giáo dục mà cha mẹ học sinh cần biết để phối hợp với nhà trường thực hiện tốt, tránh sự mâu thuẫn giữa cách thức hướng dẫn học sinh học tập ở nhà trường và ở gia đình.

e. Cách thức cha mẹ kiểm tra việc học tập của con

Để kiểm tra việc học tập của con, mỗi cha mẹ có cách thức riêng. Chúng tôi đã khảo sát các cha mẹ học sinh về 3 cách thường dùng nhất, kết quả như trong bảng 2.19 sau:

[

Bảng 2.19: Cách thức cha mẹ thường dùng nhất để kiểm tra việc học tập của con

Mức độ n % Thứ bậc

1. Thường xem xét tập vở ghi chép của con. 217 70,45 1

2. Thường cho con làm bài tập hoặc khảo bài. 25 8,11 3

3. Thường chỉ nhắc nhở con học tập. 66 21,43 2

308 100,00

Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát ở bảng 2.19

* Nhận xét:

Đa số các cha mẹ học sinh kiểm tra việc học tập của con thường chỉ là xem xét tập vở ghi chép của con, tỉ lệ này là 70,45%. Đối với một số cha mẹ học sinh có trình độ, có thời gian và quan tâm kỹ đến việc học tập của con thì thường kiểm tra chặt chẽ hơn như cho con làm thêm bài tập hoặc khảo bài, qua khảo sát có 8,11% cha mẹ học sinh áp dụng biện pháp này. Còn lại 21,43% cha mẹ học sinh chỉ nhắc nhở con học tập, không kiểm tra cụ thể.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa (Trang 55 - 61)