Thực trạng việc chỉ đạo GVCN thựchiện phối hợp với CMHS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa (Trang 51 - 55)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.2.Thực trạng việc chỉ đạo GVCN thựchiện phối hợp với CMHS

a. Kế hoạch công tác chủ nhiệm của GVCN

Khảo sát giáo viên chủ nhiệm về nội dung công tác phối hợp với cha mẹ học sinh trong kế hoạch chủ nhiệm của mình, kết quả được trình bày trong bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12: Nội dung kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

Có Không

Nội dung SL

% SL %

1. Thăm tất cả gia đình của học sinh trong lớp. 8 10,67 67 89,33

2. Phổ biến tri thức khoa học giáo dục cho CMHS. 11 14,67 64 85,33

3. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục con em

trong các bậc CMHS. 18 24,00 57 76,00

4. Đề xuất những công việc cần BĐD CMHS lớp

hỗ trợ trong công tác giáo dục HS lớp. 62 82,66 13 17,33

* Nhận xét:

Nội dung công tác chủ nhiệm phải được thiết kế thành kế hoạch cho cả năm học và từng tháng. Kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy một số công việc phối hợp với cha mẹ học sinh chưa được nhiều giáo viên chủ nhiệm đưa vào kế hoạch thực hiện: 89,33% chưa có kế hoạch thăm gia đình toàn thể học sinh của lớp, 85,33% chưa có kế hoạch phổ biến tri thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh, 76% chưa có kế hoạch tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục con em trong các bậc phụ huynh. Chỉ có tỉ lệ đề xuất ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ những công việc cần thiết trong việc giáo dục học sinh là tương đối cao, đạt 82,66%. Các tỉ lệ trên cho thấy đa số giáo viên chủ nhiệm chưa có kế hoạch tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự phối hợp của các bậc cha mẹ học sinh với nhà trường.

b. Nội dung công việc GVCN phối hợp với CMHS + Nội dung GVCN thường trao đổi với CMHS

Khi khảo sát những nội dung mà giáo viên chủ nhiệm thường trao đổi với các cha mẹ học sinh, kết quả như sau trong bảng 2.13:

Bảng 2.13: Nội dung GVCN thường trao đổi với CMHS

Nội dung SL % Thứ bậc

1. Mức độ chuyên cần học tập và rèn luyện

của học sinh ở nhà 72 96,00 1

2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh 32 42,67 4

3. Điều kiện học tập của học sinh 38 50,67 2

* Nhận xét:

Có 96% giáo viên chủ nhiệm thường trao đổi với cha mẹ học sinh về sự chuyên cần học tập của học sinh ở nhà, 42,67% trao đổi về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Tỉ lệ giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu về điều kiện học tập của học sinh khi liên hệ với cha mẹ các em là 50,67% và về cách thức giáo dục của gia đình là 48%. Như vậy việc học tập của học sinh ở nhà là nội dung giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều nhất khi liên hệ với cha mẹ học sinh, đó là điều dễ hiểu vì học tập là nhiệm vụ chính của học sinh. Tuy nhiên những cách thức giáo dục của gia đình và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh chưa được các giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều khi trao đổi với các bậc cha mẹ học sinh, đó là một hạn chế trong công tác chủ nhiệm của mình, vì đây là những nội dung mà giáo viên chủ nhiệm cần nắm rõ để có biện pháp thích hợp trong việc giáo dục học sinh, cũng như giúp cha mẹ học sinh làm tốt hơn việc giáo dục con cái họ.

+ Mức độ GVCN thực hiện những việc phối hợp với CMHS

Khảo sát mức độ các giáo viên chủ nhiệm thực hiện công việc phối hợp với cha mẹ học sinh có kết quả như sau trong bảng 2.14:

Bảng 2.14: Mức độ thực hiện một số công việc phối hợp với CMHS của giáo viên chủ nhiệm

n = 75

Thường

xuyên thoThỉảnh ng Rất ít khi Chưhia thện ực

Nội dung SL % SL % SL % SL % M S 1 22 29,33 30 40,00 23 30,67 0 00 2,99 0,78 2 0 00 8 10,67 14 18,67 53 70,67 1,40 0,68 3 3 4,00 16 21,33 25 33,33 31 41,33 1,88 0,88 4 1 1,33 9 12,00 23 30,67 42 56,00 1,58 0,75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chú thích về nội dung:

1.Thống nhất với CMHS về phương pháp giáo dục. 2.Giao ước trách nhiệm với CMHS.

3.Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục trong CMHS. 4. Bồi dưỡng tri thức khoa học giáo dục cho CMHS

* Nhận xét:

Trong các nội dung công việc mà giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện để phối hợp với cha mẹ học sinh, việc thống nhất về phương pháp giáo dục được thực hiện thường xuyên với tỷ lệ nhiều nhất và không có giáo viên chủ nhiệm nào chưa thực hiện. Điểm trung bình là 2,99 cao nhất trong các nội dung khảo sát cho thấy đa số giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện nội dung này trên mức trung bình. Tuy nhiên độ lệch chuẩn là 0,78 chứng tỏ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nội dung này có mức độ phân tán cao.

Ngược với nội dung thứ nhất, việc giao ước trách nhiệm với cha mẹ học sinh có đa số (70,67%) giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện và không có giáo viên chủ nhiệm nào thực hiện thường xuyên. Điểm trung bình là 1,40 như vậy là đa số giáo viên chủ nhiệm thực hiện nội dung này còn ít. Thực trạng này phù hợp với nhận thức của giáo viên chủ nhiệm được khảo sát trong bảng 2.8, chỉ có 30,67% giáo viên chủ nhiệm cho rằng giao ước trách nhiệm với cha mẹ học sinh là cần thiết.

Việc tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục và bồi dưỡng tri thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh là công việc cần thiết nhằm giúp cho các cha mẹ học sinh giáo dục con cái mình tốt hơn, đây là nhiệm vụ của nhà trường mà cụ thể ở từng lớp là công việc của các giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên nhìn vào kết quả khảo sát chúng ta thấy vẫn có 41,33% giáo viên chủ nhiệm chưa tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục và 56% chưa tổ chức bồi dưỡng tri thức khoa học giáo dục cho các cha mẹ học sinh. Điểm trung bình của hai nội dung này lần lượt là 1,88 và 1,58 cho thấy mức độ thực hiện cả hai nội dung này của giáo viên chủ nhiệm ở mức dưới trung bình. Độ lệch chuẩn của nội dung tổ

chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục cho các cha mẹ học sinh là 0,88 cao nhất bảng, như vậy giáo viên chủ nhiệm thực hiện công việc này với mức độ tập trung thấp.

Khảo sát về nội dung kế hoạch chủ nhiệm trong bảng 2.12, cũng chỉ có 24% giáo viên chủ nhiệm đề ra việc tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục con em và 14,67% đề ra việc phổ biến kiến thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh. Khi phỏng vấn các giáo viên chủ nhiệm, đa số đều cho là không biết thực hiện như thế nào cho có hiệu quả và thực hiện vào lúc nào, vì trong hai lần họp cha mẹ học sinh đầu năm và đầu học kỳ II thì không đủ thời gian để thực hiện các nội dung này. Qua trao đổi với một số cán bộ quản lý các trường, các thầy cô đã nhận định số giáo viên chủ nhiệm ở các trường nông thôn còn trẻ nhiều và chưa có kinh nghiệm công tác với cha mẹ học sinh tốt nên khả năng tổ chức các công việc trên còn rất hạn chế.

2.2.2.3. Thực trạng việc CMHS quản lý, hướng dẫn con học tập a. Mức độ CMHS thực hiện các biện pháp hướng dẫn con học tập

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa (Trang 51 - 55)