Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Chiến lược KD của xí nghiệp TM mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 2015 (Trang 40 - 41)

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, cùng với quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức kinh tế trong ngành hàng không, năm 2004 Cụm cảng hàng không miền Nam đã thành lập Công ty phục vụ mặt đất Sài gòn với tên viết tắt là SAGS. Cụm cảng hàng không miền Nam được giao quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng Sân bay Tân Sơn Nhất, việc SAGS ra đời đi liền đó là sự thiếu rạch ròi trong quản lý và khai thác đã mang lại cho Xí nghiệp hàng loạt những khó khăn. Đó là những bất cập

giữa quản lý và khai thác, giữa lực lượng phục vụ với Hãng hàng không là người

đang hưởng dịch vụđược cung cấp không trọn vẹn.

Đối thủ cạnh tranh hoàn toàn có các khả năng cung cấp các loại dịch vụ mà Xí nghiệp đang cung cấp. Bên cạnh đó do là đơn vị mới, do đó đối thủ cạnh tranh

đang trong giai đoạn tổ chức hệ thống, mô hình tổ chức nhỏ gọn nên hoạt động quản trị cũng dễ dàng, các vấn đề này sinh có thểđược đưa ra xử lý nhanh chóng và đúng

đối tượng. Đồng thời bộ khung của SAGS có nguồn gốc từ Xí nghiệp nên có được những kinh nghiệm mà Xí nghiệp đã trải qua để né tránh không gặp phải những yếu kém, và tạo một phong cách mới trong phục vụ khách hàng. Là đơn vị mới nên trang thiết bị cũng được đầu tư mới, các sự cố kỹ thuật chưa từng gặp phải, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp, với lượng khách hàng ít, đối thủ hoàn toàn có thể tung hết năng lực để phục vụ khách hàng hiện có tạo dấu ấn tốt hơn đến khách hàng tiềm năng.

Tuy vậy sự cạnh tranh giữa Xí nghiệp và SAGS chưa thực sự mang tính cạnh tranh với đầy đủ ý nghĩa, bên cạnh đó hoạt động khai thác dịch vụ mặt đất hàng không của hai đơn vị tuy khác về đơn vị chủ quản nhưng đều là doanh nghiệp nhà nước, chịu sự chi phối của các quy định chung của Nhà nước và của ngành, do đó có thể nói mức cạnh tranh thấp, chưa có ý nghĩa đáng kể.

Một phần của tài liệu Chiến lược KD của xí nghiệp TM mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 2015 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)