Ứng dụng Marketinh trong lĩnh vực Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 47 - 49)

- Trình độ nghiệp vụ và phẩm chất của cán bộ ngân hàng.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNT

2.7. Ứng dụng Marketinh trong lĩnh vực Ngân hàng

Cùng với việc mở cửa nền kinh tế và sắp tới là gia nhập WTO, môi trường hoạt động của ngành ngân hàng đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Vì vậy, để tạo ra sức hấp dẫn nhằm thu hút được khách hàng thì NHNT phải có chính sách đa dạng, phong phú và linh hoạt. Cho đến nay, một số bộ phận của Ngân hàng vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng Marketing vào lĩnh vực ngân hàng để tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh. Điều đó thể hiện ở thái độ phục vụ của một số nhân viên Ngân hàng còn cửa quyền, phong cách làm việc chưa thực sự nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Để khắc phục

được nhược điểm này và nâng cao doanh số, chất lượng hoạt động bảo lãnh, NHNT cần thực hiện tốt chính sách Marketing:

-Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch tại

Ngân hàng mình như đảm bảo an ninh, chỗ để xe thuận tiện, các thủ tục tiến hành đơn giản, nhanh chóng.

-Thái độ giao tiếp của nhân viên ngân hàng phải tận tình, nhã nhặn, lịch

sự vì chính trong khi giao tiếp các nhân viên đã thực hiện Marketing ngân hàng.

-NHNT nên xây dựng cho mình một chiến lược Marketing hỗn hợp bao

gồm chiến lược khách hàng, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả và chiến lược giao tiếp khuyếch trương để nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như chu kì sống của sản phẩm bảo lãnh nhằm tìm ra giải pháp thích hợp cho từng giao đoạn:

+ Chiến lược khách hàng

Ngân hàng cần phải xác định đoạn thị trường mục tiêu của mình để tập trung năng lực phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngân hàng cần tiến hành phân loại khách hàng nhằm xác định rõ ngân hàng đang phục vụ những nhóm đối tượng khách hàng nào và nhu cầu, tiềm năng của từng nhóm khách hàng..

Trên cơ sở các kết quả phân tích trên, ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể để giữ khách hàng và xây dựng chiến lược phát triển khách hàng trong tương lai.

+ Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm ở đây chính là dịch vụ bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp. Ngân hàng phải đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo lãnh. Nhu cầu của khách hàng phong phú và đa dạng thì ngân hàng cũng phải nắm bắt, nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm thích hợp thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đó.

Ngân hàng phải chú ý tới chất lượng dịch vụ khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Chất lượng dịch vụ ở đây là sự thuận tiện chính xác, kịp thời trong quy trình nghiệp vụ, giải quyết đầy đủ các nhu cầu chính đáng của khách hàng. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ chính là cạnh tranh phi giá cả.

+ Chiến lược giá cả

Ngân hàng nên áp dụng một mức phí linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. Mặt khách Ngân hàng cũng nên tham khảo mức phí của các ngân hàng khác để có được mức phí cạnh tranh mà vẫn đảm bảo thu nhập của ngân hàng.

+ Chiến lược giao tiếp, khuyếch trương.

Bản chất của hoạt động bảo lãnh là Ngân hàng sử dụng uy tín của mình để đứng ra bảo đảm cho các giao dịch. Do vậy Ngân hàng cần tạo dựng một hình ảnh nổi bật trên thương trường, tạo dựng niềm tin trong khách hàng. Đội ngũ cán bộ là điểm mấu chốt trong chính sách giao tiếp với khách hàng. Trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của ngân hàng là phương pháp tuyên truyền quảng cáo hiệu quả về hình ảnh của ngân hàng.

Để mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thì việc tuyên truyền quảng cáo về dịch vụ bảo lãnh trên các báo, tạp chí, phuơng tiện thông tin đại chúng là cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w