Nâng cao chất lượng khâu thẩm định tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 43 - 44)

- Trình độ nghiệp vụ và phẩm chất của cán bộ ngân hàng.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHNT

2.2. Nâng cao chất lượng khâu thẩm định tại Ngân hàng

Nghiệp vụ tín dụng về bản chất cũng mang những đặc điểm giống như hoạt động tín dụng . Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận rủi ro. Vì vậy, cán bộ bảo lãnh phải thẩm định dự án một cách cẩn thận và kĩ càng trước khi trình kí nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.

Nhưng trên thực tế, việc thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh của doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ vì các bộ phận tiến hành còn trông chờ vào nhau và do các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chưa được rõ ràng và chưa có tính tiêu biểu. Mặt khác việc thẩm định còn mang tính hình thức đối với một số khách hàng quen thuộc để giữ khách hàng. Để công tác thẩm định được tiến hành đúng quy trình và đảm bảo chính xác, NHNT nên phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể. Một mặt tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà doanh nghiệp đệ trình, mặt khác cần phải có cán bộ đi thực tế, tìm hiểu và thẩm định năng lực thực sự của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thường chỉ muốn kí quỹ một phần, còn lại dụng tài sản đảm bảo để thế chấp. Vì vậy, cán bộ thẩm định phải là những người có kinh nghiệm,

đánh giá được chất lượng của tài sản đảm bảo cũng như hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình có thể có.

Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động bảo lãnh. Vì thế, NHNT phải thực hiện quy trình thẩm định một cách nghiêm túc đồng thời phải dựa trên một số tiêu chí cụ thể để đánh giá. Đặc biệt NHNT phải chú trọng tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: chỉ tiêu hoàn vốn, chỉ tiêu về lợi nhuận. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của dự án mà Ngân hàng định đầu tư, xem xét các rủi ro có thể xảy ra cũng như khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp đó.

Công tác thẩm định rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đối với những dự án vượt quá khả năng và phạm vi của Ngân hàng thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan có liên quan để cùng tiến hành thẩm định. Chỉ có như vậy, ngân hàng mới có thể ngày càng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo phương châm an toàn và hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w