II.2.1Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của trường cao đẳng Tài chính hải quan (2007-2015) (Trang 38 - 87)

Chi nhánh huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó CN còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của NHNT.

Khi cần thiết, CN còn có thể vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước theo quy định của NHNT

Ngoài ra, CN còn tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Bảng tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn 31/12/06 31/12/07 So sánh Ngắn hạn VND Ngoại tệ 1.424.303 438.400 61.618 1446.121 783.903 41.388 101,53% 178.81% 67% Dài hạn VNĐ Ngoại tệ 479.863 160.604 19.840 566.722 304.836 16.252 118,81% 189,8% 81,91%

- Hoạt động cho vay:

Sở thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng của thành phần kinh tế khác nhau. CN cho vay hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng... Sở tài trợ vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xuất nhập khẩu ...

Bên cạnh đó, CN còn thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp cho vay các dự án theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNT

Bảng tổng dư nợ dư nợ 31/12/06 31/12/07 So sánh Tổng dư nợ VNĐ Ngoại tệ 935.599 795.374 9.337 952.620 806.097 9.093 101.81% 101.35% 97%

- Hoạt động khác

Ngoài 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay vốn, CN còn có các hoạt động khác như :

Kinh doanh ngoại hối: đây là hoạt động mua bán ngoại tệ mà chủ yếu nhằm mục đích cho vay và phục vụ thanh toán quốc tế, những dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, NHNN và NHNT

Thanh toán quốc tế: đây là dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho CN, nó góp phần giúp cho hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối thêm phần sôi nổi.

II.3Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế băng phương thức tín dụng chứng từ

3.1Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh

a) Đối với thư tín dụng xuất khẩu

(1) Tiếp nhận và sửa đổi Thư tín dụng

Trước hết, người được phân công kiểm tra điện trước khi nhận. Điện Thư tín dụng nhận được chủ yếu qua đường SWIFT, chỉ một lượng nhỏ là qua đường công văn. Nếu điện không thuộc phạm vi phòng xử lý thì phải trả lại cho Trung tâm thanh toán theo mạng. Nếu đúng thì người được phân công

nhận điện, giao hoặc đẩy điện cho các thành viên liên quan, in bảng kê điện đã nhận hoặc ký nhận Thư tín dụng, sửa đổi Thư tín dụng do bộ phận văn thư giao và giao lại cho thanh toán viên phụ trách.

Thanh toán viên nhận được bản Thư tín dụng hoặc sửa đổi Thư tín dụng phải kiểm tra. Nếu Thư tín dụng mở bằng Telex/Swift phải có xác nhận mã đúng, nếu mở bằng thư thì phải có xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ. Thư tín dụng phải có dẫn chiếu UCP 600 trừ khi có quy định khác. Thanh toán viên cũng phải kiểm tra các thông tin khác như người hưởng lợi, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, các chỉ dẫn thanh toán.

(2) Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi

Thanh toán viên vào hồ sơ và lập bản thông báo Thư tín dụng. Bản thông báo Thư tín dụng (kèm theo bản gốc của Thư tín dụng), sửa đổi Thư tín dụng có thể được giao trực tiếp cho khách hàng hoặc gửi qua đường Bưu điện. Thanh toán viên phải theo dõi việc giao thông báo cho khách hàng, đồng thời làm thông báo cho Ngân hàng thông báo về việc đã nhận được Thư tín dụng hoặc sửa đổi Thư tín dụng.

(3) Thông báo qua ngân hàng thông báo khác

Đối với những Thư tín dụng mà ngân hàng phát hành yêu cầu Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương thông báo cho một ngân hàng khác, thì thanh toán viên chuyển Thư tín dụng qua mạng điện SWIFT hoặc qua đường công văn cho ngân hàng đó. Nếu ngân hàng phát hành yêu cầu Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương thông báo kèm xác nhận thì thanh toán viên phải kiểm tra uy tín của ngân hàng phát hành thông qua lượng giao dịch, độ tin cậy trong thanh toán với đơn vị thành viên, không xác nhận đối với những Thư tín dụng mà ngân hàng phát hành không có quan hệ đại lý với Ngân hàng

Ngoại thương, nghiên cứu đề xuất mức ký quỹ hoặc miễn ký quỹ với ngân hàng phát hành. Trong trường hợp không đồng ý xác nhận thì phải thông báo rõ Chúng tôi không đồng ý xác nhận Thư tín dụng này.

(4) Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ.

Khi nhận chứng từ do khách hàng xuất trình kèm bản gốc Thư tín dụng và các sửa đổi có liên quan, thanh toán viên phải kiểm tra loại chứng từ, số lượng từng loại và mức độ phù hợp của chứng từ rồi chuyển cho phụ trách phòng. Nếu chứng từ có sai sót thì thanh toán viên phải thông báo cho khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

(5) Gửi chứng từ đòi tiền.

Thanh toán viên lập thư đòi tiền như trong chỉ thị thanh toán của Thư tín dụng, kèm với bộ chứng từ để gửi cho ngân hàng phát hành Thư tín dụng. Nếu là Thư tín dụng xác nhận thì Ngân hàng có quyền đòi tiền bằng điện qua mạng SWIFT.

(6) Chiết khấu chứng từ.

Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương tiến hành chiết khấu chứng từ dưới hai hình thức: chiết khấu miễn truy đòi (mua đứt bộ chứng từ) và chiết khấu truy đòi.

Đồi với hình thức chiết khấu miễn truy đòi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng chiết khấu miễn truy đòi đối với bộ chứng từ sau khi kiểm tra các điều kiện sau:

+ Bộ chứng từ của L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện. + L/C quy định: vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua NHNT.

+ Ngân hàng phát hành L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế.

+ Thị trường truyền thống

+ Một số thông tin khác liên quan đến giá cả của mặt hàng xuất khẩu tại thời điểm chiết khấu

+ Thư yêu cầu bảo lãnh đề nghị chiết khấu miền truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng.

Đối với hình thức chiết khấu truy đòi

Bộ chứng từ sẽ được ngân hàng chiết khấu truy đòi nếu có đủ những điều kiện sau

+ Ngân hàng phát hành có uy tín lớn + Thị trường truyền thống

+ Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt, mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tại NHNT

+ Khách hàng cam kết hoạt trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu trong trường hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán

+ Thư yêu cầu chiết khấu truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng

Sau khi xem xét các điều kiện chiết khấu và tình trạng của bộ chứng từ, thanh toán viên lập tờ trình đề xuất ý kiến chấp nhận hoặc từ chối chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Trên cơ sở đề xuất của thanh toán viên, tuỳ trường hợp, phụ trách phòng xem xét và trình lãnh đạo quyết định việc chiết khấu. Đối với chiết khấu truy đòi, nếu chứng từ phù hợp, phụ trách phong có quyền quyết định chiết khấu đối với các bộ chứng từ có giá từ 100.000USD trở xuống. Nếu vượt quá số tiền trên, phòng phải trình lãnh đạo CN. Số tiền chiết khấu luôn nhỏ hơn trị giá bộ chứng từ. Trong trường hợp bộ chứng từ

không phù hợp, lãnh đạo sở mới có quyền quyết định, số tiền chiết khấu không vượt quá 90% giá trị bộ chứng từ

(7) Nếu chứng từ bị từ chối thanh toán

Thanh toán viên phải kiểm tra lý do từ chối thanh toán của ngân hàng nước ngoài, thông báo cho khách hàng về việc từ chối thanh toán để khách hàng định đoạt chứng từ, đồng thời điện ngay cho ngân hàng nước ngoài phản đối nếu việc từ chối không xác đáng.

b) Đối với thư tín dụng nhập khẩu:

(1) Phát hành thư tín dụng

Khách hàng có yêu cầu phát hành thư tín dụng phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ nhứ: Đơn xin mở thư tín dụng, Bản sao hợp đồng ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương (như đơn đặt hàng), Bản sao giấy đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (đối với những khách hàng giao dịch lần đầu), Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với những hàng nhập khẩu có điều kiện).

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra đầy đủ sự hợp lệ của các chứng từ trên đây, thanh toán viên sẽ tiến hành kiểm tra nội dung đơn xin mở thư tín dụng với các điều kiện trong hợp đồng ngoại thương để đảm bảo không có sự mâu thuẫn trong nội dung của thư tín dụng với các điều khoản của hợp đồng. Đối với thư tín dụng trả ngay ký quỹ 100%, thanh toán viên phải kiểm tra số tiền ký quỹ trước khi phát hành thư tín dụng. Trong trường hợp thư tín dụng được phát hành bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Ngoại thương, thanh toán viên sẽ căn cứ vào phiếu duyệt mở thư tín dụng do bộ phận Tín dụng cung cấp đã được Giám đốc ký duyệt cho vay.

Đối với thư tín dụng trả ngay miễn ký quỹ, việc xét duyệt mở thư tín dụng được tiến hành ngay tại phòng thanh toán Nhập khẩu. Ngoài các chứng từ như trên, khách hàng phải xuất trình thêm Giấy cam kết đảm bảo có đủ tiền thanh toán khi thư tín dụng đến hạn . Thanh toán viên căn cứ vào hạn mức miễn ký quỹ do hội đồng tín dụng đã duyệt (nếu có) lập tờ trình để lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo CN xét duyệt. Trường hợp chưa có hạn mức, có thể sẽ chuyển hồ sơ sang cho bộ phận tín dụng tiến hành thẩm định. Hồ sơ sau khi đã được duyệt, thanh toán viên sẽ tiến hành mở thư tín dụng. Khi đến hạn thanh toán, nhà nhập khẩu có trách nhiệm chuyển đủ số tiền thanh toán vào tài khoản để thanh toán viên trả tiền cho ngân hàng nước ngoài. Nếu khách hàng không đảm bảo đủ tiền thanh toán khi đến hạn, ngân hàng sẽ tiến hành cho vay bắt buộc với lãi suất 200% lãi suất cho vay hiện hành.

Đối với thư tín dụng trả chậm và bảo lãnh, thủ tục phát hành bảo lãnh và thẩm định thư tín dụng trả chậm do phòng Bảo Lãnh thực hiện. Quy trình thẩm định thư tín dụng trả chậm giống với thẩm định các loại bảo lãnh nước ngoài khác, chỉ khác ở chỗ, sau khi thẩm định, hồ sơ sẽ được chuyển xuống phòng thanh toán Nhập khẩu để mở thư tín dụng.

(2) Tiếp nhận chứng từ

Sau khi nhận được chứng từ do bộ phận văn thư giao, thanh toán viên tiến hành đối chiếu chứng từ với hồ sơ gốc. Thanh toán viên kiểm tra các chứng từ này trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ trước khi giao cho khách hàng. Nếu chứng từ phù hợp hoặc thông báo chứng từ có sai sót nhưng khách hàng vẫn chấp nhận những sai sót đó thì thanh toán viên sẽ giao chứng từ cho khách hàng. Việc giao chứng từ cho khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng có đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên quan.

Với chứng từ trả chậm, nếu chứng từ phù hợp thanh toán viên yêu cầu khách hàng cam kết chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn trước khi giao chứng từ cho khách hàng, đồng thời xác nhận bằng điện ngày đáo hạn với ngân hàng nước ngoài.

Trong trường hợp thanh toán bộ chứng từ hay từ chối bộ chứng từ không phù hợp, thanh toán viên phải thực hiện trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ.

(3) Đóng hồ sơ thư tín dụng nhập khẩu

Việc đóng hồ sơ thư tín dụng nhập khẩu được thực hiện khi thư tín dụng đã được huỷ bỏ, đã thanh toán hết số dư hoặc không còn giá trị thanh toán,đã từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại cho ngân hàng gửi chứng từ. Ngoài ra, với thư tín dụng không còn hiệu lực sẽ được tự động đóng hồ sơ sau 2 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng .

3.2Tình hình hoạt động thanh toán quôc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương tỉnh Quảng Ninh. Là một trong những chi nhánh lớn của hệ thống NHNT với tuổi đời còn rất trẻ gần hai mươi năm hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, song CN ngân hàng ngoại thương tỉnh luôn là một ngân hàng mạnh trong lĩnh vực này. Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế của CN luôn đứng đầu trong khu vực địa bàn tỉnh chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên, những năm gần đây, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của CN Ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh giảm đi. Đây cũng là những năm khó khăn chung của thị trường thanh toán xuất nhập khẩu của nước ta. Trong giai đoạn này đánh dấu sự phát triển rất mạnh của các Ngân hàng thương mại cổ phần và sự hiện đại hóa của các ngân hàng quốc doanh khác. Những mối quan hệ quốc tế của các ngân hàng này trên thị

trường được mở rộng, các giao dịch trực tiếp tăng mạnh không cần Ngân hàng Ngoại thương đứng ra làm cầu trung gian . sau đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Hoạt động thanh toán quôc tế tại CN trong những năm gần đây

A.Bảng kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của CN – 2007

Nhập khẩu Xuất khẩu

Số lượng Giá trị (USD) Số lượng Giá trị (USD) LC 49 3.612.833 220 28.571.005 Chuyển tiền 483 37.966.327 596 44.271.248 Nhờ thu 79 33.210.549 8 179.497

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỉ trọng hoạt động thanh toán bằng LC còn nhỏ so với các phương thức khác, đó là do vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế còn thấp, hiểu biết về phương thức thanh toán LC còn kém , chưa được sự tin tưởng của đối tác nước ngoài và những hạn chế của CN ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhập khẩu trong việc mở LC nên số lượng LC mở tại CN còn rất thấp chỉ có 49 bộ chiếm khoảng 5.05% doanh số thanh toán hàng nhập khẩu .

B.Bảng kết quả hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ

Đơn vị USD

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số thư TD thông báo 220 245 250

Số thư TD xuất trình 200 230 220

Doanh số chiết khấu 3.115.937 2.411.735 2.056.785

Nhìn vào bảng B số thư tín dụng thông báo có xu hướng tăng nhưng số thư tín dụng xuất trình tại CN lại có xu hướng giảm . Khách hàng đã không lựa chọn CN là nơi xuất trình bộ chứng từ mà chọn các ngân hàng bạn, vai trò của CN chỉ dừng lại là NHTB nguyên nhân là do các ngân hàng bạn đã thu một mức phí cạnh tranh nên thu hút khách hàng,thủ tục đơn giản về phía mình vì vậy đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của CN.Tiếp theo ta thấy doanh số chiết khấu lại liên tục giảm , tỷ lệ bộ chứng từ được chiết khấu cũng giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu của CN có dấu hiệu thụt lùi . Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một trong những hình thức tính dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa ngân hàng Ngoại thương lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất khẩu, đó là lợi thế không nhỏ để phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này. Tuy nhiên CN giao dịch vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Nguyên nhân là ngân hàng còn quá cẩn trọng trong hoạt động

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của trường cao đẳng Tài chính hải quan (2007-2015) (Trang 38 - 87)