- Trungtâm tài trợ
CHÍNH – NGÂN HÀNG
3.1. VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ QUAN HỆ SỞ HỮU BID
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, BIDV phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao quy mô và phạm vi hoạt động . Muốn làm được điều này thì trước tiên phải nâng cao năng lực tài chính bằng việc gia tăng nguồn lợi nhuận để
lại, giảm tài sản có không sinh lời (chủ yếu là nợ xấu) và quan trọng hơn cả là cổ phần hóađể thu hút nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư chiến lược là các TĐ
TC – NH hàng đầu trên thế giới và công chúng . Ngoài ra cổ phần hóa sẽ làm cho việc việc điều hành BIDV trở nên minh bạch, cũng là một yêu cầu của quá trình hội nhập.
Về mặt pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đã duyết đề án phát triển ngành ngân hàng Việt nam đến năm 2020, theo đó trong thời gian tới …” Từng bước cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt Nam. Về lâu dài, nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít NHTMNN được cổ phần hoá tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng và yêu cầu quản lý, bảo đảm an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao nguyên tắc thương mại, kỷ luật thị trường trong hoạt động của các NHTM …”
(Chính phủ, 2006).
Trong phần này tập trung giải quyết các vấn đề :i) Giá thị trường của của BIDV là bao nhiêu; ii) Nhà nước cần nắm giữ bao nhiêu; iii) Ai sẽ là chủ BIDV.