- Trungtâm tài trợ
1 FDI đăng ký mới và tăng thêm 3.200 3.000 3.200 4.500 6
2.3.3. Sản phẩm và mạng lưới phân phố
Trong những năm qua nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các sản phẩm tài chính – ngân hàng cũng tăng lên. Bên cạnh đó, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tạo các sản phẩm cũng được phát triển nhanh chóng, có thể thấy các sản phẩm ứng dụng công nghệ phát triển mạng như : thẻ, các sản phẩm phái sinh, quản lý tài sản, đầu tư …TĐ TC – NH trên thế giới có khoảng 6.000 sản phẩm, trong khi các ngân hàng thương mại Việt nam chỉ vào khoảng 300. Việc chuyển đổi cấu trúc mô hình quản trị theo nhóm khách hàng thay cho quản trị theo sản phẩm như hiện nay là yêu cầu cần thiết để đảm bảo đánh giá chính xác nhu cầu của khách hàng làm
cơ sở cho việc phát triển nhanh các sản phẩm theo kịp với các TĐ TC – NH trên thế giới.
Xu hướng chung toàn cầu là các TĐ TC - NH đã chuyển hoạt động chính từ
bán buôn sang bán lẻ. Quá trình hội nhập đã làm thay đổi một các cơ bản họat động của ngân hàng thương mại Việt nam, một số ngân hàng lớn, các ngân hàng quốc doanh, đã thay đổi chiến lược từ chủ yếu bán buôn đã chuyển sang bán lẻ, một trong những thể hiện chiến lược này là việc các ngân hàng phát triển mạng lưới rất mạnh, có thể thấy phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu (đầu tư công nghệ), phát triển cả
mạng quầy giao dịch lẫn phi giao dịch (giao dịch tự động). Nhận định xu hướng phát triển mạng lưới như sau : i) Tập trung hóa xử lý các giao dịch tại hội sở chính
để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và hạn chế rủi ro,.ii) gia tăng các giao dịch được xử lý tựđộng để hạn chế rủi ro tác nghiệp; và iii) mạng lưới giao dịch tự động phát triển thay thế dần các giao dịch tại quầy để tăng độ
chính xác và hiệu quả (giao dịch 24/24).