Phải trên cơ sở pháp luật về quyền của lao động nữ, đảm bảo

Một phần của tài liệu 246082 (Trang 54 - 78)

c. Qua xuất khẩu lao động

3.1.3Phải trên cơ sở pháp luật về quyền của lao động nữ, đảm bảo

bảo thực hiện bình đẳng giới

Quán triệt tốt pháp luật về quyền của lao động nữ sẽ có tác động tích cực đến ý thức và trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ, cũng như đối với những người đang sử dụng lao động nữ. Đồng thời, bản thân lao động nữ cũng phải ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình để tích cực tham gia vào quá trình duy trì việc làm, tìm kiếm việc làm cũng như tự tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bản thân, gia đình và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế – xã hội chung của huyện, thành phố và cả nước.

Đối với người sử dụng lao động nữ phải thực hiện nghiêm túc pháp luật về quyền của lao động nữ. Sự quan tâm, động viên đúng lúc của người chủ sử dụng lao động đóng một vai trò rất tích cực cho quá trình lao động, công tác của lao động nữ. Đó chính là động lực để người phụ nữ xóa bỏ mặc cảm tâm lý, phấn đấu vươn lên khẳng định vị trí trong công việc.

Đối với bản thân lao động nữ, quá trình lao động, làm việc phải bao hàm cả quá trình nâng cao kiến thức nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm, bồi dưỡng sức khỏe để duy trì và hoàn thành tốt công việc. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc đầu tư phát triển sức lao động như đảm bảo các nhu cầu tất yếu, nâng cao trình độ, đảm bảo vệ sinh môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là đối với lao động nữ... vừa giúp cho lao động nữ có việc làm, vừa tạo cơ hội trở thành người chủ doanh nghiệp. Khi đó, lao động nữ không chỉ tạo việc làm cho mình mà còn tạo việc làm cho những người phụ nữ khác, ổn định cuộc sống cho bản thân và tham gia phát triển kinh tế – xã hội.

Xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ chính là giải phóng cho người phụ nữ khỏi mặc cảm tự ti, rụt rè. Thực hiện quyền bình đẳng nam nữ không thể trông

chờ ai làm hộ mình mà chính bản thân người phụ nữ phải tự vươn lên, tự giải phóng mình. Và con đường để phụ nữ tự giải phóng mình thì Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để giải phóng phụ nữ là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã hội, và điều kiện đó lại đòi hỏi phải làm cho gia đình cá thể không còn là một đơn vị kinh tế trong xã hội nữa. Như vậy, con đường giải phóng phụ nữ chính là con đường đưa họ trở lại tham gia vào quá trình lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong quá trình này, người phụ nữ sẽ tự nhận thấy vai trò của mình đối với gia đình, xã hội và ý thức sâu sắc hơn về quyền lợi của bản thân. Có thể nói, lao động sản xuất xã hội là phương tiện và là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, mang đến cho phụ nữ quyền bình đẳng giới.

3.1.4 Kết hợp giải quyết việc làm với giải quyết các vấn đề xã hội, phát huy sức mạnh của toàn xã hội tham gia tạo việc làm

Những vấn đề xã hội luôn luôn là trọng tâm, bức xúc trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là huyện Hóc Môn đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Bên cạnh những mặt tích cực là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng nhiều và từ đó thường dẫn đến các tệ nạn xã hội; đồng thời khi giải quyết các tệ nạn xã hội lại làm cung về lao động tăng lên. Vì vậy, chương trình việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội phải được kết hợp đồng bộ ngay từ đầu, phải gắn bó trong tổng thể thống nhất không thể tách rời, đặc biệt phải chú trọng các đối tượng chính sách, người có công cách mạng. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà gắn liền với những vấn đề xã hội, chính trị rất nhạy cảm. Thực hiện tốt quan điểm này vừa thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, vừa thể hiện được tính ưu việt của chế độ XHCN, vừa phát huy được truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Giải quyết việc làm không còn là công việc của chỉ riêng Nhà nước mà là của toàn xã hội. Khu vực bộ máy quản lý của Nhà nước có thể sẽ thu hút thêm

một lượng lao động, nhưng rất nhỏ, giải quyết việc làm sẽ chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, thậm chí mỗi cá nhân thuộc tất cả các lực lượng, các thành phần kinh tế. Thực hiện quan điểm này không phải chỉ là phong trào nhất thời mà là quy trình tự nhiên, liên tục gắn liền với quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Thời gian đầu của quá trình chuyển đổi, người lao động còn mang nặng tư tưởng trông chờ vào Nhà nước; nhưng gần đây, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người lao động đã tích cực, chủ động hơn trong vấn đề tìm việc làm, tự tạo việc làm, song tâm lý dựa vào Nhà nước, mong đợi Nhà nước chưa phải là hết. Quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đổi mới cách quản lý của Nhà nước sẽ vừa làm cho người lao động tích cực, chủ động hơn, phát huy được sức mạnh của toàn xã hội trong vấn đề giải quyết việc làm, đồng thời cũng tạo nhiều cơ hội hơn cho người lao động có thể thực hiện được điều đó.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN HÓC MÔN

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động nữ trong quá trình làm việc và tự tạo việc làm

3.2.1.1. Quan tâm chăm sóc sức khỏe lao động nữ

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên cơ sở đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại và đào tạo đội ngũ y, bác sĩ chuyên sâu. Thực hiện có hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia, chương trình dân số – kế hoạch hóa gia đình. Đảm bảo trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 7 loại vacxin. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh.

Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp Trung tâm Y tế thành bệnh viện khu vực hạng II, xây dựng và sửa chữa các Trạm y tế theo chuẩn quốc gia.

Trung tâm y tế phối hợp với Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, các đoàn thể cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi các thói quen không đúng của nhân dân, của lao động nữ trong chăm sóc sức khỏe và thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Phát triển mạng lưới tư vấn sức khỏe, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình phục vụ đông đảo nhân dân, đặc biệt là lao động nữ, cung cấp đầy đủ, kịp thời dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng, vận động nam giới áp dụng các biện pháp phòng tránh thai.

Thực hiện có hiệu quả chính sách về khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng thuộc diện miễn giảm nói chung và lao động nữ vùng sâu, vùng xa nói riêng; có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm HIV và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cho lao động nữ và thai nhi; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.

Liên đoàn lao động huyện phối hợp với các ngành chức năng cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, thực hiện chế độ nghĩ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường. Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện để bảo đảm cho lao động nữ có thai và những người đang có kế hoạch sinh con không tiếp xúc với những chất được biết hoặc nghi ngờ là độc hại. Cần phải có những quy định để bảo đảm lao động nữ không phải mang vác, vận chuyển những khối lượng vượt quá khả năng của mình.

3.2.1.2. Đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền lao động nữ

Xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi người dân phải có kiến thức về luật pháp để vừa biết điều chỉnh hành vi theo khuôn khổ pháp luật vừa biết sử

dụng công cụ pháp luật để tự bảo vệ chính mình. Đặc biệt, đối với lao động nữ, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho họ là rất cần cho sự công bằng trong việc thực hiện pháp luật. Bên cạnh đó, sự hiểu biết này giúp lao động nữ tham gia vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Như vậy, giá trị của sự hiểu biết pháp luật ở chổ giúp cho lao động nữ biết cách sử dụng pháp luật như một công cụ trong cuộc đấu tranh vì sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của mình.

Cấp ủy, chính quyền phối hợp với các ban, ngành chức năng thông tin đại chúng để thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật về quyền của lao động nữ trên bình diện rộng.

Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy của cơ quan Nhà nước, phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, đầu tư về vật chất và con người cho hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp.

Cơ quan thanh tra, giám sát cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hành các quy định của pháp luật về lao động nữ trong các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiêm khắc có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về quyền của lao động nữ.

Phát huy vai trò của Công đoàn và Ban nữ công trong việc bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ. Công đoàn và Ban nữ công, với chức năng là người đại diện chăm lo quyền và lợi ích của người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết về đường lối chính sách, pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người lao động; phát động các phong trào thi đua, động viên ý thức giác ngộ giai cấp, tinh thần

làm chủ của người lao động, phối hợp bàn bạc với các cơ quan chức năng về việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo bố trí cán bộ, thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng... quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của lao động nữ.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện bình đẳng giới, tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho lao động nữ, các cơ quan cần:

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong giới phụ nữ kết hợp với tuyên truyền, giáo dục vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Tổ chức phát động và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ cán bộ, công chức, giáo viên và công nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo điều kiện cho phụ nữ trên địa bàn huyện, nhất là phụ nữ nghèo, phụ nữ ở khu vực nông thôn, thông qua hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, giới thiệu việc làm… để người phụ nữ tự vươn lên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mình và cho gia đình, đồng thời giữ gìn hạnh phúc gia đình và góp phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Thực hiện quy hoạch và đào tạo cán bộ nữ, tạo điều kiện cán bộ công chức và công nhân nữ nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật là kết quả tổng hợp của các hoạt động đa dạng của tất cả các chủ thể pháp luật. Vì thế, cùng với những giải pháp mang tính bộ phận cần phải có các giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện của toàn xã hội, từ các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội và các thành viên của cộng đồng thì vấn đề thực hiện pháp luật mới có kết quả tốt.

3.2.2 Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo và dạy nghề

3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, tăng cường nâng chất lực lượng lao động nữ trên địa bàn huyện

Tri thức ngày nay đang trở thành yếu tố sản xuất, lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất theo những mô hình mới, công nghệ mới. Do đó, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là vấn đề cần thiết, quan trọng, tạo điều kiện để lao động nữ có cơ hội duy trì được việc làm và có khả năng đáp ứng nhu cầu tìm việc. Tuy nhiên, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề lao động nữ phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, gắn với cung – cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của tri thức đối với lao động nữ trong quá trình hội nhập, để có thể đạt kết quả tốt, cấp ủy, chính quyền cần phải quan tâm ban hành các chính sách:

Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, có môi trường lành mạnh, thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, thể lực và trí lực.

Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trên cơ sở đào tạo toàn diện, chú ý dạy các kiến thức phổ thông cơ bản cho học sinh một cách có hệ thống, kết hợp phát huy tính tự học, tính năng động sáng tạo của học sinh, loại bỏ phương pháp dạy và học “vẹt” theo giáo án; giảm tỷ lệ lưu ban bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh khá giỏi, đảm bảo chất lượng dạy và học tăng lên một cách liên tục; đồng thời thực hiện nghiêm cuộc vận động chống bệnh thành tích trong giáo dục. Tăng cường phổ cập tin học trong nhà trường, chú trọng khả năng truy cập và xử lý thông tin trên mạng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp theo chuẩn quốc gia, đảm bảo đủ trường lớp cho học sinh. Khuyến khích tư nhân xây dựng và thành lập các trường tư thục, dân lập có sự kiểm soát của nhà nước về chương trình dạy. Hạn chế tiến tới xóa bỏ các lớp bán công trong các trường công lập.

Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tổ chức đầu tư phát triển giáo dục.

3.2.2.2 Quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm dạy nghề; mở rộng quy mô và các ngành nghề đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau, chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng cho nhu cầu lao động của các cụm công nghiệp – thương mại – dịch vụ huyện. Từng bước nâng cấp Trung tâm dạy nghề thành trường kỹ thuật công nghệ, góp phần đào tạo nghề cho cả khu vực; xây dựng mối liên kết giữa Trung tâm dạy nghề với các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất – kinh doanh để tạo đầu ra bền vững cho dạy nghề.

Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối

Một phần của tài liệu 246082 (Trang 54 - 78)