Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn

Một phần của tài liệu 246082 (Trang 26)

2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Hóc Môn là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố khoảng 20km; phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp huyện Bình Chánh, phía Đông giáp Quận 12 và huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), phía Tây giáp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An); diện tích tự nhiên là 109,261km2; địa hình tương đối bằng phẳng, không bị chia cắt.

Giao thông có cả đường bộ, đường thủy, thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa giữa huyện với các quận, huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận. Đường bộ có Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) đoạn chạy qua huyện dài khoảng 5km, Quốc lộ 1A dài 3km; Tỉnh lộ có Tỉnh lộ 9, 14, 15, 16 và các Hương lộ 12, 60, 65, 70, 80; đường liên xã cũng khá phát triển. Đường thủy có sông Sài Gòn đoạn chạy qua địa bàn huyện dài 17km, cùng hệ thống sông rạch chằng chịt như: rạch Bến Cát, rạch Bà Hồng, rạch Tra, rạch Hóc Môn, kênh Cầu Sáng, kênh Thầy Cai, kênh An Hạ…

2.1.2 Đặc điểm về văn hóa, xã hội và đơn vị hành chính

Từ thế kỷ XIX đến trước ngày giải phóng 30/4/1975, Hóc Môn là một quận của tỉnh Gia Định. Sau ngày giải phóng, Hóc Môn là một huyện của thành phố Sài Gòn – Gia Định. Tháng 7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí

Minh; từ đó đến nay, Hóc Môn là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có 11 xã và 01 thị trấn.

Thành phần dân tộc của huyện khá thuần nhất, trên 90% là người dân tộc Kinh. Ngoài ra còn có một số ít người dân tộc Hoa, người Việt gốc Hoa, người Khơme. Các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện từ lâu đời đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.

Hóc Môn có lịch sử phát triển trải qua hàng trăm năm, có truyền thống quật cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc, là huyện “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; đó là niềm tự hào của các tầng lớp nhân dân, là sức mạnh tinh thần to lớn để các thế hệ nối tiếp nhau phát huy trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

2.1.3 Đặc điểm về kinh tế

Tháng 4/1997, sau khi chia tách huyện, nền kinh tế gần như thuần nông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp xấp xỉ 8.000 ha, chiếm 80% diện tích toàn huyện, công nghiệp tuy nhỏ bé nhưng tiềm năng phát triển lớn.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm hoạt động, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đây cũng chính là xu thế chung của Thành phố cũng như cả nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Biểu đồ 2-1: Tỷ trọng các ngành kinh tế huyện năm 2007 6 6 . 12 % 10 . 6 7 % 2 3 . 2 1% C N - T T C N N O ÂN G N G H I E ÄP T M - D V

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: từ năm 2001 – 2005, huyện tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và tập trung thế mạnh vào các ngành có lợi thế như chế biến lương thực thực phẩm, may mặc nội địa, chế biến gỗ, nhựa, cao su... nên sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có tốc độ phát triển ở mức cao, giai đoạn 2001 – 2005, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 33,10%, giá trị sản lượng (tính theo giá cố định 1994) từ 192.900 triệu đồng của năm 2000 đã tăng lên 740.000 triệu đồng (không tính giá trị sản lượng của những doanh nghiệp có trụ sở ngoài huyện) gấp 3,85 lần so với năm 2000 và chiếm 57,9% tổng giá trị sản lượng kinh tế. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện gồm 12 nhóm ngành, trong đó có 04 nhóm ngành có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng từ 10% trở lên và có tốc độ phát triển bình quân hàng năm trên 20% là ngành chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ – giấy bao bì, may – da giày, nhựa – cao su. Nhiều sản phẩm công nghiệp đạt chất lượng cao và có uy tín trên thị trường: băng gạc y tế Bảo Thạch, bóng

đèn điện tử Sao Sài Gòn, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ Hiệp Lực, sản phẩm dược và thược dược của công ty Đông Nam Dược Bảo Long…

Và hiện tại, năm 2007, giá trị sản xuất CN – TTCN trên địa bàn huyện là 1.273.700 triệu đồng (tính theo giá cố định 1994), đạt 100% kế hoạch, tăng 24% so với năm 2006, trong đó, các ngành chế biến lương thực thực phẩm, nhựa và cao su, plastic, dệt, may tiếp tục chiếm tỷ trọng cao.

Và nếu xét về mức độ đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng giá trị sản lượng ngành CN – TTCN thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 100% tổng giá trị sản lượng (số liệu bảng 2-1).

Bảng 2 -1: Giá trị sản xuất CN – TTCN phân theo thành phần kinh tế STT Thành phần kinh tế Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ phát triển (%) 01 Công ty TNHH 769.778 60.43 29.08 02 Công ty cổ phần có vốn ngoài nhà nước 227.914 17.98 33.04 03 DNTN 165.384 12.98 3.96 04 Sản xuất nhỏ cá thể 110.115 8.65 12.72

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện

Nông nghiệp: Tiếp tục chịu ảnh hưởng quá trình đô thị hóa và thực hiện chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng và nuôi con khác có hiệu quả hơn, diện tích đất canh tác tiếp tục giảm, ngành trồng trọt bị giảm sút, tình hình chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn do nguy cơ dịch cúm gia cầm H5N1 tái bùng phát, cùng với đó là dịch lở mồm long móng ở heo và dịch heo tai xanh. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát tốt nên huyện Hóc Môn không để bùng phát dịch, sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm

2001 đạt 159.613 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 198.275 triệu đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 6,7%, tăng gấp 1,36 lần so với năm 2000. Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng, chăn nuôi phát triển thành ngành chính và chiếm tỷ trọng 61,51%. Kết quả thực hiện các chương trình phát triển đàn bò sữa, đề án phát triển cây ăn trái, lúa giống, rau an toàn... đã chứng tỏ nông nghiệp huyện có điều kiện và cơ sở đi vào cây, con giống với sự kết hợp của bốn nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước).

Năm 2007, giá trị tổng sản lượng nông – lâm – ngư nghiệp (giá cố định 1994) đạt 230.854 triệu đồng, tăng 7,27% so với năm 2006.

Bảng 2-2: Giá trị sản xuất các ngành nông – lâm – ngư nghiệp Ngành Thực hiện 2007 (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ phát triển (%) Trồng trọt 90.221 39,08 5,27 Chăn nuôi 139.661 60,5 8,63 Thủy sản 972 0,42 2,75

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện

Thương mại – dịch vụ: sự phát triển của công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu của nông nghiệp đã thúc đẩy thương mại – dịch vụ phát triển, nhiều dịch vụ đi kèm với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao như nhà trọ, điện thoại, ăn uống, thú y... góp phần vào tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành giai đoạn 2001 – 2005 là 21,85%, gấp 08 lần so với năm 2000. Hoạt động của công ty cổ phần thương mại Hóc Môn, chợ rau đầu mối Tân Xuân đã có vai trò tích cực trong phát triển thương mại – dịch vụ của huyện. Đặc biệt, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hóc Môn đã phát vay trong 5 năm (2001 – 2005) với

980.000 triệu đồng, tăng gấp 4,47 lần so với năm 2001; riêng đối với con bò sữa, ngân hàng đã phát vay với lãi suất ưu đãi theo quyết định 419 của Thành phố là 6,67 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 16 Hợp tác xã (với 1.025 xã viên) và 32 tổ hợp tác (tăng 14% so với năm 2006).

Năm 2007, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ là 9.202.780 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 21,44% so với năm 2006.

Bảng 2-3: Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ phân theo ngành hàng Ngành hàng Thực hiện 2007 (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ phát triển (%) Thương nghiệp 8.730.670 94,87 21,93 Ăn uống 234.016 2,54 10,02 Dịch vụ 238.094 2,59 16,09

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện

Nhận xét chung về tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Hóc Môn: Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt tỷ lệ cao (22,5%) nhưng có bộ phận, có mặt phát triển chưa vững chắc; việc tận dụng thế mạnh huyện chưa triệt để, công nghiệp huyện với quy mô vừa và nhỏ là phù hợp nhưng cạnh tranh trên thương trường gặp rất nhiều khó khăn về thương hiệu, đổi mới thiết bị và công nghệ; công tác thông tin tiếp thị, mời gọi đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Buổi đầu phát triển chưa có sự chọn lọc trong mời gọi đầu tư nên việc tiếp nhận nhiều doanh nghiệp may mặc dẫn đến số lượng lao động nhập cư tăng nhanh; đặc điểm công nghiệp xen cài dân cư phù hợp cho những sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, không hoặc ít ô nhiễm môi trường nhưng doanh nghiệp loại này còn ít; những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống như giỏ trạc (xã Xuân Thới Sơn), mỹ nghệ ngà sừng (xã

Trung Chánh) không có thị trường ổn định, khó phục hồi; giá cả và thị trường sản phẩm nông nghiệp huyện không thể chủ động; việc triển khai các dự án còn chậm nên người dân chưa yên tâm đầu tư sản xuất và việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật của nông dân chưa cao; thương mại – dịch vụ chưa sâu rộng, chất lượng dịch vụ chưa cao.

2.1.4 Đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực và tình hình việc làm

Dân số huyện Hóc Môn năm 1975 là 194.000 người; năm 1997 sau khi tách huyện là 182.335 người và đến năm 2007 là 268.270 người (trong đó nữ chiếm 52,16%, 139.929 người). Tốc độ tăng dân số của huyện bình quân từ 2,49% - 3,3%; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,30% năm 2003 còn 1,1% năm 2007; tương ứng, tốc độ tăng dân số cơ học tăng từ 1,19% lên 2,2%. Như vậy, tốc độ tăng dân số cơ học ở huyện Hóc Môn rất cao, nguồn nhân lực của huyện theo đó liên tục tăng qua các năm. Tỷ lệ tăng cơ học này là do huyện Hóc Môn là nơi tiếp nhận quá trình giản dân của Thành phố Hồ Chí Minh và sự thu hút nhân lực của các ngành CN – TTCN của huyện ngày càng nhiều; quá trình di dân từ các quận huyện nội thành và từ các tỉnh về cư trú hình thành các khu dân cư mới như ở Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Tân Xuân, Thới Tam Thôn… Mật độ dân số trên địa bàn huyện là 2.455 người/km2.

Lực lượng lao động trên địa bàn huyện năm 2007 là 174.751 người, tỷ lệ 65,14% dân số; trong đó, lực lượng lao động nữ là 94.453 người, tỷ lệ 54,05% và

tỷ lệ lao động nữ được tạo việc làm mới chiếm 59,07% so với tổng số. Lao động nữ trên địa bàn huyện Hóc Môn nhìn chung còn hạn chế về trình độ học vấn, tay nghề, chủ yếu làm những công việc mang tính thủ công là chính. Ngoài ra, lao động nữ còn chịu áp lực đặc thù của thiên chức làm mẹ, làm vợ và các yếu tố tâm lý xã hội. Bên cạnh tham gia lao động tìm kiếm thu nhập, lao động

nữ phải đảm bảo chu toàn chăm sóc tốt cho gia đình về đời sống vật chất, tinh thần.

Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tính đến năm 2007 là 117.240 người, chiếm tỷ lệ 67,09% trong tổng số lực lượng lao động; trong đó, lực lượng lao động nữ là 65.162 người, chiếm tỷ lệ 55,58% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Về tình hình việc làm – thất nghiệp: Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu HU – HĐND - UBND huyện ban hành nhiều văn bản nhằm giải quyết tốt nhất vấn đề việc làm cho người lao động, cụ thể: Đề án 01 – ĐA/HU về nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo; Đề án 02 – ĐA/HU về xóa đói giảm nghèo; Đề án số 04- ĐA/HU về giải quyết việc làm; Chương trình 05 – CTr/HU về phát triển công nghiệp; Chương trình 06 – CTr/HU về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chương trình 11 – CTr/HU về đầu tư cho xã – thị trấn phát triển kinh tế – xã hội; Chương trình 725/CTr- UBND về giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Hóc Môn, giai đoạn 2006 - 2010. Từ đó, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành, thúc đẩy phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

Ngoài ra, huyện Hóc Môn đã triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về việc làm đồng thời cùng với nhiều chương trình, dự án đầu tư khác của các Hội đoàn thể như: hỗ trợ vốn phát triển chăn nuôi của Hội Nông dân, trợ vốn phát triển tiểu thủ công nghiệp của Hội Phụ nữ... đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nói chung và lực lượng lao động nữ nói riêng. Và theo báo cáo của Hội LHPN huyện, từ năm 2004 đến năm 2007 đã giải quyết

việc làm 11.891 lao động nữ, đạt tỷ lệ 59,07% trong tổng số lao động được giải quyết. Riêng năm 2005, huyện phối hợp cùng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức Ngày hội việc làm tại Trung tâm dạy nghề huyện Hóc Môn (từ ngày 08 đến ngày 09/10/2005), thu hút 14.937 người tham gia, đã giải quyết được 11.178 lao động, trong đó có 5.897 lao động nữ, tỷ lệ 52,76%.

Công tác xuất khẩu lao động cũng có chuyển biến tích cực, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng; bình quân mỗi năm giải quyết được 122 lao động nữ đi xuất khẩu lao động.

Tuy nhiên, tình hình thất nghiệp của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng vẫn còn là gánh nặng đối với quá trình CNH, HĐH của huyện Hóc Môn.

Bảng 2-4: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ chia theo nhóm tuổi và khu vực

ĐVT: %

Trong đó chia theo nhóm tuổi

Năm Khu vực 15 - 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 55 - 59 Toàn huyện 62,43 11,96 11,18 13,7 0,73 - Thành thị 53,62 24,65 10,13 8,7 2,9 2007 - Nông thôn 65,38 7,69 11,54 15,38 0,01

Nguồn: Phòng thống kê, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện

Bảng 2-4 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động nữ tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 15 – 24, với tỷ lệ 62,43% là phù hợp vì trong độ tuổi này phần lớn còn tham gia học tập và thất nghiệp thấp nhất ở độ tuổi từ 55 – 59, tỷ lệ 0,73%, thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt, nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã – thị trấn về giải quyết việc làm, tạo nhiều chổ làm mới cho lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động nói chung đã có sự chuyển biến tích cực, từ 6,31% năm 1999, đến năm 2007 chỉ còn 2,85%; thất nghiệp chủ yếu xảy ra nhiều ở khu vực nông thôn do quá trình đô thị hóa, làm giảm diện tích đất canh tác.

2.1.5 Về công tác giáo dục – đào tạo và dạy nghề

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo đối với chất lượng nhân lực của huyện nên chính quyền địa phương đã chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo tập trung, rà soát đánh giá lại chất

Một phần của tài liệu 246082 (Trang 26)