Đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực và tình hình việc làm

Một phần của tài liệu 246082 (Trang 32 - 35)

Dân số huyện Hóc Môn năm 1975 là 194.000 người; năm 1997 sau khi tách huyện là 182.335 người và đến năm 2007 là 268.270 người (trong đó nữ chiếm 52,16%, 139.929 người). Tốc độ tăng dân số của huyện bình quân từ 2,49% - 3,3%; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,30% năm 2003 còn 1,1% năm 2007; tương ứng, tốc độ tăng dân số cơ học tăng từ 1,19% lên 2,2%. Như vậy, tốc độ tăng dân số cơ học ở huyện Hóc Môn rất cao, nguồn nhân lực của huyện theo đó liên tục tăng qua các năm. Tỷ lệ tăng cơ học này là do huyện Hóc Môn là nơi tiếp nhận quá trình giản dân của Thành phố Hồ Chí Minh và sự thu hút nhân lực của các ngành CN – TTCN của huyện ngày càng nhiều; quá trình di dân từ các quận huyện nội thành và từ các tỉnh về cư trú hình thành các khu dân cư mới như ở Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Tân Xuân, Thới Tam Thôn… Mật độ dân số trên địa bàn huyện là 2.455 người/km2.

Lực lượng lao động trên địa bàn huyện năm 2007 là 174.751 người, tỷ lệ 65,14% dân số; trong đó, lực lượng lao động nữ là 94.453 người, tỷ lệ 54,05% và

tỷ lệ lao động nữ được tạo việc làm mới chiếm 59,07% so với tổng số. Lao động nữ trên địa bàn huyện Hóc Môn nhìn chung còn hạn chế về trình độ học vấn, tay nghề, chủ yếu làm những công việc mang tính thủ công là chính. Ngoài ra, lao động nữ còn chịu áp lực đặc thù của thiên chức làm mẹ, làm vợ và các yếu tố tâm lý xã hội. Bên cạnh tham gia lao động tìm kiếm thu nhập, lao động

nữ phải đảm bảo chu toàn chăm sóc tốt cho gia đình về đời sống vật chất, tinh thần.

Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tính đến năm 2007 là 117.240 người, chiếm tỷ lệ 67,09% trong tổng số lực lượng lao động; trong đó, lực lượng lao động nữ là 65.162 người, chiếm tỷ lệ 55,58% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Về tình hình việc làm – thất nghiệp: Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu HU – HĐND - UBND huyện ban hành nhiều văn bản nhằm giải quyết tốt nhất vấn đề việc làm cho người lao động, cụ thể: Đề án 01 – ĐA/HU về nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo; Đề án 02 – ĐA/HU về xóa đói giảm nghèo; Đề án số 04- ĐA/HU về giải quyết việc làm; Chương trình 05 – CTr/HU về phát triển công nghiệp; Chương trình 06 – CTr/HU về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chương trình 11 – CTr/HU về đầu tư cho xã – thị trấn phát triển kinh tế – xã hội; Chương trình 725/CTr- UBND về giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Hóc Môn, giai đoạn 2006 - 2010. Từ đó, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành, thúc đẩy phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

Ngoài ra, huyện Hóc Môn đã triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia về việc làm đồng thời cùng với nhiều chương trình, dự án đầu tư khác của các Hội đoàn thể như: hỗ trợ vốn phát triển chăn nuôi của Hội Nông dân, trợ vốn phát triển tiểu thủ công nghiệp của Hội Phụ nữ... đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nói chung và lực lượng lao động nữ nói riêng. Và theo báo cáo của Hội LHPN huyện, từ năm 2004 đến năm 2007 đã giải quyết

việc làm 11.891 lao động nữ, đạt tỷ lệ 59,07% trong tổng số lao động được giải quyết. Riêng năm 2005, huyện phối hợp cùng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức Ngày hội việc làm tại Trung tâm dạy nghề huyện Hóc Môn (từ ngày 08 đến ngày 09/10/2005), thu hút 14.937 người tham gia, đã giải quyết được 11.178 lao động, trong đó có 5.897 lao động nữ, tỷ lệ 52,76%.

Công tác xuất khẩu lao động cũng có chuyển biến tích cực, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng; bình quân mỗi năm giải quyết được 122 lao động nữ đi xuất khẩu lao động.

Tuy nhiên, tình hình thất nghiệp của lao động nói chung và lao động nữ nói riêng vẫn còn là gánh nặng đối với quá trình CNH, HĐH của huyện Hóc Môn.

Bảng 2-4: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ chia theo nhóm tuổi và khu vực

ĐVT: %

Trong đó chia theo nhóm tuổi

Năm Khu vực 15 - 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 55 - 59 Toàn huyện 62,43 11,96 11,18 13,7 0,73 - Thành thị 53,62 24,65 10,13 8,7 2,9 2007 - Nông thôn 65,38 7,69 11,54 15,38 0,01

Nguồn: Phòng thống kê, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện

Bảng 2-4 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động nữ tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 15 – 24, với tỷ lệ 62,43% là phù hợp vì trong độ tuổi này phần lớn còn tham gia học tập và thất nghiệp thấp nhất ở độ tuổi từ 55 – 59, tỷ lệ 0,73%, thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt, nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã – thị trấn về giải quyết việc làm, tạo nhiều chổ làm mới cho lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động nói chung đã có sự chuyển biến tích cực, từ 6,31% năm 1999, đến năm 2007 chỉ còn 2,85%; thất nghiệp chủ yếu xảy ra nhiều ở khu vực nông thôn do quá trình đô thị hóa, làm giảm diện tích đất canh tác.

Một phần của tài liệu 246082 (Trang 32 - 35)