Giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Hóc Môn phải gắn vớ

Một phần của tài liệu 246082 (Trang 51 - 53)

c. Qua xuất khẩu lao động

3.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Hóc Môn phải gắn vớ

gắn với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội

Phương hướng giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước ta là mở mang ngành nghề tại chổ để thu hút số lao động dư thừa và mới tăng thêm, đi đôi với việc phân bổ lao động đến địa bàn khác, vừa nhằm vào lĩnh vực nông nghiệp, vừa phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành sản xuất khác, làm hàng xuất khẩu gia công.

Thành tựu của hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, với những kết quả to lớn về kinh tế – xã hội, vấn đề việc làm cho người lao động đã từng bước được giải quyết và những điều kiện, cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động cũng có những thay đổi. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta vẫn xác định, giải quyết việc làm cho người lao động là chính sách xã hội cơ bản và việc quan tâm đến giải quyết việc làm cũng được đặt ra với những nội dung mới và bằng những giải pháp mới, tương ứng với định hướng phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu: “Bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động… Khôi phục và phát triển các làng nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của

thanh niên và đào tạo lao động có tay nghề. Tổ chức, quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất lao động và bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ngoài”. Có thể khẳng định một số nội dung trong quan điểm giải quyết việc làm như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia giải quyết việc làm; tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm; mở mang ngành nghề tại chổ; phát triển tất cả các ngành nghề, lĩnh vực có thể phát triển để tạo ra nhiều việc làm mới là cơ sở để huyện Hóc Môn xác định phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động.

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này, có nhiều thành phần kinh tế tham gia, ở đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, hỗ trợ và giúp đỡ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Và huyện Hóc Môn cũng không đặt mình nằm ngoài quá trình chuyển đổi này; do đó, cùng với quá trình thu hút lao động nữ vào thành phần kinh tế Nhà nước, thì vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ trong các thành phần kinh tế khác và khu vực phi chính thức là một hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn, trong khi khu vực kinh tế Nhà nước chưa đáp ứng được vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nói chung và lực lượng lao động nữ nói riêng.

Nếu không có giải pháp tích cực để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nữ, sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp hay bị thiếu việc làm, như vậy, một lực lượng lao động lớn của huyện không được sử dụng và phát huy một cách triệt để. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội. Bởi vì, vấn đề việc làm của lao động nữ không chỉ liên quan đến sự phát triển của bản thân họ mà còn có tác động tới nhiều thành viên khác trong gia đình và ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xã hội. Trên thực tế

hiện nay, có nhiều lao động nữ mắc phải các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ghi số đề, trộm cắp, mại dâm… mà một trong những nguyên nhân đưa họ đến những hoạt động phi pháp là sự thất nghiệp, thiếu việc làm.

Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nữ sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như đảm bảo các vấn đề xã hội trên địa bàn huyện. Đây là một quá trình phải tiến hành đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa thể hiện yêu cầu cấp bách trước mắt. Do đó, giải quyết việc làm cho lao động nữ cần phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của huyện, nhằm khai thác hết tiềm năng về tài nguyên và nhân lực của huyện, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, cũng như các mặt khác của đời sống xã hội trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu 246082 (Trang 51 - 53)