Các cam kết của Việt Nam về trợ cấp:

Một phần của tài liệu 366 Giải pháp đối với chính sách trợ cập xuất khẩu nông sản Việt Nam cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 63)

CH ƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỔ I M Ớ I CHÍNH SÁCH TR Ợ C Ấ P

3.2.2Các cam kết của Việt Nam về trợ cấp:

Kể từ ngày 07/11/2006 – ngày Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cam kết xố bỏ trợ cấp xuất khẩu như sau:

• Đối với trợ cấp bị cấm theo quy định của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hồn tồn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO là:

- Trợ cấp thay thế nhập khẩu như thuế ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hố và các loại trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách nhà nước như bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu.

- Các loại trợ cấp xuất khẩu “gián tiếp” sẽ khơng cấp thêm kể từ khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, với các dự án đầu tư đã được hưởng ưu đãi loại này từ trước ngày gia nhập WTO sẽ cĩ một thời gian quá độ là 5 năm để bãi bỏ hồn tồn. Riêng với ngành dệt may, tất cả các loại trợ cấp bị cấm dù là “trực tiếp” hay “gián tiếp”, đều được bãi bỏ ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Tuy nhiên WTO cũng cho phép các nước đang phát triển được áp dụng về trợ cấp chi phí tiếp thị, cước vận tải trong nước và quốc tế hàng xuất khẩu, Quỹ xúc tiến xuất khẩu và cho vay tín dụng để xuất khẩu - Điều khoản đối xử đặc biệt S&D trong Quy định trợ cấp xuất khẩu của WTO.

• Đối với trợ cấp bị cấm theo Hiệp định Nơng nghiệp, Việt Nam cam kết như sau:

- Khơng áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nơng sản từ thời điểm gia nhập. - Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức khơng quá 10% giá trị sản lượng. Ngồi mức này, ta cịn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm.

- Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nơng hay trợ cấp phục vụ phát triển nơng nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng khơng hạn chế. Các hình thức hỗ trợ nơng nghiệp khác khơng gắn với xuất khẩu vẫn được duy trì.

Một phần của tài liệu 366 Giải pháp đối với chính sách trợ cập xuất khẩu nông sản Việt Nam cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 63)