Các biện pháp trợ cấp chủ yếu là trợ cấp đèn đỏ và đèn vàng:

Một phần của tài liệu 366 Giải pháp đối với chính sách trợ cập xuất khẩu nông sản Việt Nam cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 53)

4. Ý kiến của Cty Cp XNK cà phê Tây Nguyên v ề bãi b ỏ các biện pháp

2.4.2.1Các biện pháp trợ cấp chủ yếu là trợ cấp đèn đỏ và đèn vàng:

Theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, cho biết xét về trợ cấp nơng nghiệp thì Nhà nước ta trợ cấp ít hơn so với nhiều nước trên thế giới, nhất là so với Mỹ và châu Âu.

Mặc dù trợ cấp rất ít, song các biện pháp trợ cấp của Việt Nam, trước khi gia nhập WTO vẫn chưa hồn tồn phù hợp với quy định của WTO. Phần lớn các biện pháp trợ cấp nơng sản xuất khẩu rơi vào nhĩm đèn đỏ và vàng.

Các hình thức trợ cấp như: khen thưởng xuất khẩu, ưu đãi thuế và tín dụng ngắn hạn cho hợp đồng xuất khẩu nơng sản dựa trên tiêu chí xuất khẩu là những loại trợ cấp bị cấm, vi phạm điều 3 của Hiệp định SCM và điều 9 của Hiệp định AoA. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong những giai đoạn biến động mạnh của giá cả thị trường thế giới, người nơng dân gặp rất nhiều khĩ khăn, vì vậy Chính phủ Việt Nam đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu để ổn định sản xuất và đẩy mạnh phát triển khu vực nơng nghiệp.

Các biện pháp hỗ trợ thuộc nhĩm đèn vàng mà Việt Nam đã sử dụng bao gồm hỗ trợ tỷ lệ lãi suất, hỗ trợ chênh lệch lãi suất, hỗ trợ tài chính đối với hàng xuất khẩu bị lỗ hoặc gặp khĩ khăn khi thị trường cĩ biến động về giá cả,…là những trợ cấp vi phạm điều 5 của Hiệp định SCM. Những loại trợ cấp này cĩ thể gây thiệt hại đến thương mại của các nước cho nên các hàng hĩa được hưởng trợ cấp này khi

xuất khẩu sang nước khác dễ bị các nước khiếu kiện và đánh thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng.

Tuy nhiên, kể từ khi đệ trình đơn xin gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã dần điều chỉnh các biện pháp trợ cấp cho phù hợp theo quy định của WTO. Chẳng hạn như:

- Hình thức khen thưởng xuất khẩu được Chính phủ thực hiện đối với mặt hàng nơng sản từ năm 1999. Tuy nhiên, để điều chỉnh cho phù hợp hơn với WTO, năm 2003, Việt Nam đã dần giảm bớt, chỉ áp dụng cho phần vượt trội xuất khẩu so với năm trước, các sản phẩm mới và xuất khẩu sang thị trường mới. Chẳng hạn như giai đoạn năm 2003-2004, Bộ Thương mại ban hành quyết định số 1116/2003/QĐ- BTM về quy chế thưởng xuất khẩu đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002 và năm 2005 là năm cuối cùng Việt Nam thực hiện thưởng xuất khẩu. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bãi bỏ xét thưởng thành tích xuất khẩu theo Quyết định số 1042/QĐ-BTM của Bộ thương mại ngày 29/6/2007 (xem phụ chương).

- Chính sách ưu đãi thuế: cũng là biện pháp trợ cấp bị cấm. Một số qui định ưu đãi thuế nêu ở phần 2.3.1.1 đã được xử lý tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP như: dự án sản xuất, kinh doanh xuất khẩu đã bị loại ra khỏi danh mục lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích đầu tư. Các vấn đề ưu đãi của Luật thuế TNDN liên quan đến hoạt động xuất khẩu, trái với quy định của WTO cũng được bãi bỏ và sắp xếp lại cho phù hợp. Các khoản ưu đãi mang tính chất trợ cấp xuất khẩu như ưu đãi bổ sung về thuế TNDN gắn với thành tích xuất khẩu đều được bãi bỏ. Các nội dung khác gồm: ưu đãi thuế gắn với tỉ lệ xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu; ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất... cũng đang dần được xĩa bỏ hẳn.

- Hình thức hỗ trợ tín dụng ngắn hạn theo hợp đồng xuất khẩu nơng sản từ Quỹ hỗ trợ phát triển cũng đã được bãi bỏ. Để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam đã thành lập Ngân hàng phát triển thay cho Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam theo Quyết định số

108/2006/QĐ-TTg ngày 19/ 5/ 2006 (xem phụ chương). Theo đĩ, Ngân hàng phát triển vẫn tiếp tục và mở rộng thực hiện các hình thức hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng phù hợp với quy định của WO như: thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: cho vay đầu tư phát triển; hỗ trợ sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư và thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: cho vay xuất khẩu; bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

2.4.2.2 Chưa biết cách khai thác tr cp cho phép ca WTO và s dng các bin pháp tr cp được phép (tr cp đèn xanh) theo quy định ca WTO rt

Một phần của tài liệu 366 Giải pháp đối với chính sách trợ cập xuất khẩu nông sản Việt Nam cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 53)