Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xác định kiến thức, kĩ năng cần thiết của cán bộ quản lý cấp quận (Trang 71 - 72)

- Kỹ năng làm việc có trách nhiệm : theo nghiên cứu định tính đây là kỹ năng rất quan trọng, và cần thiết với mọi đối tượng dù là nhà quản lý hay

b – Hệ số tin cậy của các nhóm kỹ năng

3.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ các quy định hiện nay về tiêu chuẩn CBQL chưa cụ thể hóa các kiến thức, kỹ năng cần có để hoàn thành nhiệm vụ công tác, quy trình cán bộ còn khép kín, chưa thực hiện công khai tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng, việc bổ nhiệm chỉ do nhà làm công tác tổ chức tham mưu thực hiện, việc bổ nhiệm chưa có chuẩn cụ thể, dù đã có quy định nhưng đối với từng chức danh chưa nêu được cần có những kiến thức, kỹ năng đối với CBQL, các tiêu chuẩn đưa ra còn chủ quan, chưa bao quát các lĩnh vực công tác của CBQL đề tài đã nghiên cứu định tính và định lượng để tìm ra được những kiến thức, kỹ năng cần thiết của CBQL.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy 23 kiến thức chia thành 06 nhóm và 38 kỹ năng chia thành 08 nhóm là quan trọng đối với người CBQL cấp Quận. Kết quả bảng xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng theo trình tự từ cao (hoàn toàn rất quan trọng) đến thấp (hơi quan trọng) là phù hợp trong thực tế hiện nay (bảng 2.1 và 2.2).

Là CBQL hành chính điều kiện đầu tiên cần am hiểu chủ trương, chính sách của Việt Nam. Đây là người được Đảng, Nhà nước trao quyền lực, thực hiện quản lý tổ chức, quản lý xã hội nên rất dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng nên đạo đức nghề nghiệp – tiêu chuẩn đứng hàng thứ 2 về mức độ quan trọng là hoàn toàn hợp lý. Vì công tác trong hệ thống chính trị nên am hiểu tình hình chính trị, kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý Nhà nước, lý luận chính trị cũng rất xác đáng trong thực tế….

Khi đánh giá chất lượng công việc của CBQL, “làm việc có trách nhiệm” đứng hàng đầu tiên về mức độ quan trọng rất sát hợp với thực tế và quy định của Đảng, Nhà nước.

Người CBQL làm việc thông qua người khác để đạt được mục tiêu chung của tổ chức, của cá nhân nên kỹ năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến có vai trò quan trọng, có tính quyết đinh đến thành công của người CBQL…. Các kỹ năng được xếp hạng trong bảng 2.2 theo trình tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp như trên là hợp lý trong điều kiện thực tế hiện nay.

Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một vài ý kiến cho những nhà làm công tác tổ chức của Đảng, Nhà nước, các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị có được thang đo cụ thể khi đánh giá CBQL cũng như đưa ra tiêu chuẩn đào tạo CBQL, cán bộ trước khi bổ nhiệm vào các chức danh chủ chốt.

Đó chính là ý nghĩa thực tiễn mà đề tài mong muốn vì từ trước đến nay khi đánh giá cán bộ hoàn toàn dựa vào chủ quan của một số người làm công tác tổ chức, tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ngoài những bằng cấp hiện có hầu như không thể đánh giá chính xác họ cần có kiến thức, kỹ năng cụ thể nào đối với từng chức danh công việc. Tiêu chuẩn đối với từng chức danh theo Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 cũng còn khá chung chung, chỉ nêu bật những kết quả cần đạt được, chưa nêu được các kiến thức, kỹ năng cụ thể. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần giải quyết vấn đề thực tế hiện nay trong việc đánh giá cán bộ.

Một phần của tài liệu Xác định kiến thức, kĩ năng cần thiết của cán bộ quản lý cấp quận (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)