Quan điểm định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu 329 Một số giải pháo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở quận Tân Phú TP.HCM (Trang 60 - 63)

Do tốc độ đô thị hóa, đầu tư kết cấu hạ tầng trong vài năm tới sẽ diễn ra rất nhanh. Đối với quận sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) mau chóng giảm tỷ trọng đi đến tiệm cận bằng 0%. Thành phố thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn, trong đó, không cho đầu tư mới và đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm. Trong quá trình thực hiện chương trình di dời các cơ sở sản xuất này sẽ dẫn đến sụt giảm giá trị sản xuất, tác động mạnh đến sự đầu tư của các doanh nghiệp đối với các ngành nghề.

Quận phải khai thác tối đa lợi thế truyền thống ngành nghề của quận là phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trên cơ sở KCN Tân Bình, một số diện tích đất có thể quy hoạch để hình thành các khu vực phát triển kinh tế các ngành nghề mới. Một số doanh nghiệp lớn, nằm trong quy hoạch di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, quận sẽ quy hoạch lại, hình thành một số mặt bằng thuận lợi cho việc bố trí, chuyển dịch cơ cấu ngành. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang ngày càng được gia tăng về tốc độ đầu tư nâng cấp, mở rộng.

Hướng phát triển ngành được khuyến khích đầu tư và duy trì lâu dài là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp phụ trợ các khu công nghiệp tập trung. Các ngành này phải đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và hàm lượng trí tuệ đạt hiệu quả kinh tế cao.

Dựa vào thế mạnh của quận trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thực tiễn phát triển kinh tế, trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới, cơ cấu ngành nghề của Quận vẫn duy trì công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Song từng bước sẽ nâng dần tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ từ 19,69% hiện nay lên khoảng 55% vào cuối những năm 2020 (tính theo giá trị sản xuất hiện hành), theo cơ cấu dịch vụ - thương mại - công nghiệp.

Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh số 170-BC/TU ngày 12/8/2004 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định: “ Trong lĩnh vực công nghiệp tập trung các giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư để đẩy nhanh các nhóm ngành : (1) cơ khí (trong đó cơ khí chế tạo, cơ khí ô tô, cơ khí chính xác); (2) Điện tử - công nghệ thông tin ; (3) hóa chất ; (4) công nghiệp dược, theo hướng ứng dụng nhanh công nghệ sinh học để đưa các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; (5) sản xuất các loại vật liệu mới, trong đó chú trọng đến việc ứng dụng vật liệu nano.

Trong lĩnh vực dịch vụ, tập trung vào: (1) thương mại (trong đó chú ý các dịch vụ thương mại quốc tế); (2) tài chính - tín dụng - ngân hàng (trong đó chú ý đến thị trường phát triển vốn trung và dài hạn); (3) dịch vụ cảng - kho vận ; (4) dịch vụ bưu chính viễn thông; (5) thị trường khoa học và công nghiệp; (6) thị trường bất động sản ; (7) dịch vụ giáo dục đào tạo; (8) dịch vụ y tế, nhất là y tế kỹ thuật cao …“

Dựa và mục tiêu chung của Thành phố, mục tiêu và định hướng của quận Tân Phú xác định như sau :

Trên cơ sở quy hoạch chung 1/5000 toàn Quận đã được phê duyệt, Quận tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết 1/2000 của 11 phường; quy hoạch 1/500 của các dự án cụ thể, quy hoạch điều chỉnh tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của Quận một cách hợp lý, nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại so với công nghiệp. Đầu tư hình thành các trung tâm thương mại, khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp kỹ thuật cao gắn với phát triển đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích chuyển đổi ngành nghề theo hướng phát triển các ngành công nghiệp sạch, căn cứ quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở, khuyến khích phát triển thương mại ở các tuyến đường phố, hình thành những tuyến buôn bán theo một số chủng loại hàng hóa theo phương châm “ Buôn có bạn, bán có phường “. Tạo được thế chủ động hội nhập và tính năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế ổn định, bền vững.

Khu công nghiệp Tân Bình: Dựa theo:“ Quy chế quản lý cụm công nghiệp TP.HCM”, khuyến khích khu công nghiệp Tân Bình phát triển theo hướng hình

thành khu công nghiệp - thương mại, di dời một vài công đoạn sản xuất có hàm lượng lao động chất xám, lao động trí tuệ ít sang địa bàn của các khu công nghiệp khác có chi phí sử dụng mặt bằng và giá sinh hoạt thấp hơn. Mặt bằng hiện tại sẽ được đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ như: Kho tàng, kho trưng bày sản phẩm, văn phòng hoặc đầu tư một số trung tâm thương mại thay thế cho các nhà xưởng sản xuất.

Một phần của tài liệu 329 Một số giải pháo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở quận Tân Phú TP.HCM (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)