Quận Tân Phú là một quân thuộc nội thị TPHCM được thành lập vào tháng 12 năm 2003, trên cơ sở tách ra từ hơn 35 phường cũ của Quận Tân Bình, với diện tích 1.066,98 ha; dân số 366.966 người. Quận có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp quận Tân Bình, phía Tây giáp quận Bình Tân, phía Nam giáp quận 6 và quận 11, phía Bắc giáp quận 12.
Về cơ cấu tổ chức của quận hiện có 11 phường trực thuộc: Tây Thạnh, Tân Sơn Nhì, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thạnh, Phú Thọ Hòa, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hòa.
Tân Phú là một quận nằm trên địa bàn trung tâm đầu mối giao thông liên lạc của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý quan trọng, gần sân bay Tân Sơn Nhất, trên đường Xuyên Á, quốc lộ 1A, đường ống cấp nước sông Sài Gòn, Nhà
máy nước ngầm Hóc Môn, khu công nghiệp Tân Bình…là một địa bàn có thế mạnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống từ quận Tân Bình cũ và một số các ngành nghề khác, nhất là lĩnh vực thương mại - dịch vụ …
Là một quận mới sau gần hai năm thành lập, quận Tân Phú được Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm xây dựng và phát triển trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông liên lạc... Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của đất nước, quận Tân Phú còn ngổn ngang nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế văn hóa - xã hội của quận trước kể cả trước mắt và lâu dài.
Trước hết, về kết cấu hạ tầng cơ bản có nhiều thuận lợi, song đường sá xuống cấp, phương tiện vận tải cũ kỹ, chủ yếu chỉ thuận lợi cho giao lưu đường bộ, còn đường sắt, đường thủy, hầu như không có…kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo, y tế, bảo hiểm sức khỏe, công viên, khu vui chơi văn hóa còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.
Về sản xuất cơ cấu ngành nghề, trừ khu công nghiệp Tân Bình có cơ sở vật chất tương đối hiện đại có khả năng phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, còn lại các cơ sở sản xuất kinh doanh của quận về các ngành nghề đa số đầu tư mang tính tự phát quy mô nhỏ, manh mún nằm trong các cụm khu dân cư. Thiết bị công nghệ lạc hậu nên chất lượng, năng suất hiệu quả chưa cao, kinh tế nhà nước, kinh tế quốc doanh còn yếu, phân công lao động chưa phát triển, khả năng tổ chức quản lý, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, chất lượng hàng hóa thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao… Thực trạng này cho thấy trong điều kiện hiện nay để thực hiện mục tiêu kinh tế của quận đòi hỏi tất yếu phải chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vừa khơi dậy tiềm năng, vừa sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất thúc đẩy sản xuất phát triển.