Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn

Một phần của tài liệu 329 Một số giải pháo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở quận Tân Phú TP.HCM (Trang 56 - 58)

Giai đoạn 2005 -2010, trong chiến lược phát triển kinh tế của Quận, “Trên địa bàn quận tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 11%, phấn đấu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do quận quản lý đạt 14 -16% năm; tốc độ tăng bình quân của ngành thương mại - dịch vụ do quận quản lý 20 -25% / năm” trên cơ sở đó mới đảm bảo được đến năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75% và thương mại chiếm 25% trong cơ cấu ngành nghề kinh tế của Quận.

Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề giai đoạn 2010 - 2020 trên cơ sở chỉ tiêu đạt được đến năm 2010 như đã nêu trên. Thời kỳ này chủ yếu tập trung chủ yếu nâng cao chất lượng. Đối với ngành công nghiệp - xây dựng khuyến khích đầu tư tăng hiệu quả kinh tế ở những mặt sau đây:

“Trong lĩnh vực công nghiệp tập trung các giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư để đẩy nhanh các nhóm ngành: 1 cơ khí (trong đó cơ khí chế tạo, cơ khí ô tô, cơ khí chính xác); 2, Điện tử - công nghệ thông tin; 3, Hóa chất; 4, Công nghiệp dược, theo hướng ứng dụng nhanh công nghệ sinh học để đưa các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; 5, Sản xuất các loại vật liệu mới, trong đó chú trọng đến việc ứng dụng vật liệu nano.

Tăng cường nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm có hàm lượng chất xám, hiệu quả kinh tế cao vào mỗi sản phẩm cụ thể.

Xây dựng thương hiệu vững mạnh

Chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, các loại hình dịch vụ công nghiệp cho các khu vực công nghiệp tập trung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nội địa và xuất khẩu

Tạo điều kiện đẩy mạnh tích tụ và tập trung vốn, hình thành dần những đơn vị sản xuất kinh doanh lớn đủ sức mạnh để hiện đại hóa.

Đối với thương mại - dịch vụ, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, ngành thương mại - dịch vụ, tập trung vào: 1. Thương mại (trong đó chú ý các dịch vụ thương mại quốc tế); 2. Tài chính, tín dụng, ngân hàng (trong đó chú ý phát triển các thị trường vốn trung và dài hạn); 3. Dịch vụ cảng - kho vận; 4. Dịch vụ bưu chính - viễn thông; 5. Thị trường khoa học và công nghệ; 6. Thị trường bất động sản; 7. Dịch vụ giáo dục - đào tạo; 8. Dịch vụ y tế, nhất là y tế kỹ thuật cao…. Đây là những lĩnh vực nằm trong xu thế chung phát triển.

Cơ cấu kinh tế ngành trong giai đoạn này giảm tỷ trọng công nghiệp - xây dựng so với thương mại - dịch vụ. Do đó mức tăng trưởng công nghiệp - xây dựng giai đoạn này hạn chế chỉ còn lại khoảng 10 - 14%/ năm

Đối với ngành thương mại - dịch vụ, giai đoạn 2010 đến 2020 phấn đấu mức tăng trưởng do quận quản lý bình quân 20 -25% / năm, trong đó dịch vụ chiếm khoảng 50 - 60% của ngành thương mại - dịch vụ.

Khuyến khích phát triển các trung tâm, siêu thị song chú trọng phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ cao, các loại hình kinh doanh tài chính, các trường học quốc tế, các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, các khu vui chơi giải trí lớn.

Thu hút và khuyến khích hình thành các Liên hiệp - hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, thương mại lớn. Quan tâm đến chuyển dịch kinh tế của khu công nghiệp Tân Bình, định hướng phát triển thương mại trong khu vực này. Trong quá trình thực hiện mục tiêu đã định hứơng sẽ được chia ra các giai đoạn cụ thể giai đoạn từ 2010 đến 2015 và giai đoạn từ 2015 đến 2020.

Một phần của tài liệu 329 Một số giải pháo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở quận Tân Phú TP.HCM (Trang 56 - 58)