Thứ nhất, để thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn quận,
trước hết là phải đồng bộ hóa việc cung ứng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do các ngành sản xuất muốn tiến hành sản xuất cần có tư liệu sản xuất và sức lao động và các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.
Đối với quận mới thành lập, được xác định là quận nội thị, cơ cấu ngành nghề của quận được xác dịnh là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Vì vậy, cần chú trọng quy hoạch, thiết kế, vật tư, thiết bị, lao động, nhà quản lý, thông tin, đất…và đầu ra cho sản phẩm tiếp thị, quảng cáo, thị trường…
Thứ hai, đối với cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương
mại - dịch vụ mà Quận huớng tới đến cuối những năm 2020 nâng dần tỷ trọng thương mại lên khoảng 55% (tính theo giá trị sản xuất hiện hành) để có cơ cấu ngành dịch vụ – thương mại - công nghiệp, điều nay đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, thống nhất ở các cấp quản lý, từ chủ trương chính sách của thành phố đến quận, đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, xác định trọng tâm, trọng điểm từng ngành, trong từng giai đoạn cụ thể, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí, hiệu quả kinh tế xã hội thấp.
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với đầu tư đổi
mới công nghệ, tăng khả năng của các doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy thực chất chuyển dịch cơ cấu ngành là một cuộc cách mạng về ngành nghề, cách mạng từ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đến đầu ra của sản phẩm, đến thị trường. Do vậy, cần phải chú ý đầy đủ cả ba khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ thiết kế sản phẩm đến sản xuất và phân phối. Sở dĩ như vậy, bơiû chuyển dịch cơ cấu ngành thực chất là phân công lại lao động xã hội, việc tạo sản phẩm mới cần phải thích ứng với nhu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm.
Thứ tư, một trong các yếu tố cơ bản cần thiết không thể thiếu trong
chuyển dịch cơ cấu là đội ngũ nguồn nhân lực. Nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, Quận cần gắn kết chặt chẽ với các trường đào tạo của Trung ương và Thành phố, các nhà khoa học để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh về
nguồn nhân lực. Có chính sách thu hút người tài từ nơi khác đến, chính sách đội với đội ngũ nguồn nhân lực nhập cư, nguồn nhân lực theo thời vụ, thích ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu của từng giai đoạn.
Thứ năm, chuyển dịch cơ cấu ngành suy cho cùng là phải đạt hiệu quả
kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành. Đây chính là động lực, là thước đo tăng trưởng kinh tế. Do đó chuyển dịch cơ cấu ngành đòi hỏi phải tiếp cận nhanh với các thông tin về khoa học công nghệ, về tổ chức quản lý về thị trường. Kinh nghiệm cho thấy mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành quyết định hiệu quả kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.
Tựu trung lại, chương 2 bằng phương pháp khảo sát, phân tích, phương pháp theo dõi thống kê mô hình hóa, phương pháp diễn dịch quy nạp, luận văn đã làm sáng tỏ đặc điểm kinh tế xã hội quy định cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở quận Tân Phú TPHCM. Luận văn đã phân tích toàn cảnh bức tranh chuyển dịch cơ cấu ngành trong những năm vừa qua, những vấn đề đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu ngành ở quận Tân Phú TPHCM.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH