Chuyển dịch cơ cấu ngành có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển sự phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế của và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Đối với những nước thực hiện theo mô hình kinh tế thị trường tự do hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường. Cơ
cấu kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào các nhân tố khách quan của thị trường, thích ứng với sự vận động và phát triển của thị trường.
Đối với Việt Nam việc chuyển dịch cơ cấu ngành có ý nghĩa đặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật là quá trình làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Chính trong quá trình này, việc xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý diễn ra từng bước gắn với các giai đoạn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nghĩa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân công lại lao động xã hội. “Sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ tình trạng lạc hậu, mất cân đối hiệu quả kém sang một cơ cấu kinh tế hợp lý, ngày càng hiện đại và có hiệu quả cao” [16,31]
Chính vì vậy xác định cơ cấu hợp lý sẽ huy động và sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn lực tài nguyên thiên nhiên lao động của đất nước, sử dụng có hiệu quả cao nhất các yếu tố của quá trình sản xuất: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Trên địa bàn của quận, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện việc kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất, phát trểin các ngành nghề tùy vào đặc điểm điều kiện cụ thể của từng đại phương trong từng giai đoạn nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ phát huy được tiềm năng các yếu tố của quá trình sản xuất tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành nghề nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển tạo nhiều sản phẩm cho xã hội.
Chuyển dịch cơ cấu ngành làm cho nhịp độ hoạt động và phát triển kinh tế được cải thiện. Sở dĩ như vậy, vì chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế, là cơ sở tạo điều kiện tốt nhất khai thác thế mạnh và sức mạnh của các ngành các lĩnh vực kinh tế, các thành phần kinh tế, các
vùng kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa là kết hợp tối ưu quy mô sản xuất, kỹ thuật công nghệ trong từng ngành, trong từng lĩnh vực, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ. Kết hợp chặt chẽ giữa các loại quy mô, lớn, vừa nhỏ, cho phép sử dụng có hiệu quả cao nhất.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành không chỉ là sự thay đổi về lượng về tỷ trọng giữa các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà còn thay đổi về chất của quá trình sản xuất của nền sản xuất xã hội. Do vậy kết hợp chặt chẽ cả hai nội dung xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách năng động sẽ đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Việc phân tích trên đây cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; và đặc biệt đối với Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ - công - nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý trên địa bàn quận là huy động tối đa về mặt lượng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, về mặt chất thích ứng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội.
Chung quy lại, chương 1 luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu ngành, những nội dung cơ bản và đặc trưng cụ thể, nhân tố ảnh hướng tác động của nó. Vai trò của cơ cấu kinh tế ngành trên các mặt: định hướng tổ chức quản lý kinh tế - xã hội, quy định phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động kinh tế xã hội. Bằng phương pháp phân tích, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành.
Chương 2
THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH Ở QUẬN TÂN PHÚ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Qua 20 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi, đời sống của nhân dân nói chung đã được cải thiện và nâng cao. Việc mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển nhiều ngành nghề mới không chỉ giải quyết việc làm tại chỗ mà còn huy động được một nguồn lao động rất lớn từ nơi khác đến. Sự phát triển đó cũng là quá trình thu hẹp ngành nông nghiệp để mở rộng các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ… Về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng đã có sự chuyển dịch đáng kể, không còn thuần nhất bóng dáng của vùng nông nghiệp ngoại thành thay vào đó là khu hành chính và nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.