BẢNG III.3 : DỰ BÁO SỐ LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO HÀNG NĂM

Một phần của tài liệu 334 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 59 - 75)

T ổng chi ổng chi ỷ lệ chi ỷ lệ chi Năm GDP NSNN cho Ytế/ổng chi Y tế /GDP

BẢNG III.3 : DỰ BÁO SỐ LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO HÀNG NĂM

THEO KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ 1-4-1999 và ĐIỀU KIỆN

Đơn vị tính : Người

NĂM TỔNG SỐ Tỷ lệ qua đào tạo Số lao động qua đào tạo

2006 620.684 22% 136.550

2007 642.499 24% 154.199

2008 665.233 26% 172.960

2009 690.873 28% 193.444

2010 712.720 30% 213.816

(Kết quả tính toán nhu cầu đào tạo theo số liệu tổng điều tra dân số 1-4-1999 và các điều kiện theo báo cáo chính trị tại đại hội tỉnh đảng bộ khóa XI).

60

Căn cứ kết quả tổng điều tra dân số 1-4-1999, tính số người cần đào tạo là những người đủ 18 tuổi thì số người cần phải đào tạo nghề hàng năm thể hiện ở bảng III.4 :

BẢNG III.4 : SỐ LAO ĐỘNG ĐỦ 18 TUỔI HÀNG NĂM CẦN ĐÀO TẠO NGHỀ

THEO KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ 1-4-1999

Đơn vị tính : Người NĂM TỔNG SỐ NAM NỮ 2006 25.086 12.754 12.332 2007 27.245 13.851 13.394 2008 29.568 15.235 14.333 2009 32.545 16.682 15.863 2010 30.029 15.564 14.465

(Kết quả tính toán nhu cầu đào tạo theo số liệu tổng điều tra dân số 1-4-1999)

Căn cứ kết quả tính toán tại bảng III.4 cho thấy số người cần đào tạo nghề hàng năm của tỉnh từ 25.000 người đến 30.000 người.

Theo số liệu điều tra và báo cáo của sở giáo dục đào tạo năm 2005 thì năng lực đào tạo nghề tại chỗ của tỉnh chỉđáp ứng được 50%, số còn lại tham gia học tập đào tạo tại các trung tâm đào tạo trong cả nước, thể hiện ở bảng III.5

BẢNG III.5 : NĂNG LỰC TIẾP NHẬN HỌC VIÊN CỦA CÁC CƠ SỞ

Số Tên đơn vị Diện tích Số phòng Số học viên Số học viên

TT m2 theo thiết kế năm 2005

1 Trường Cao đẳng sư phạm 1.277 27 1.350 2.500

2 Trung tâm GDTX 1.200 14 1.200 4.332

3 Trung tâm dịch vụ việc làm 1.406 14 1.200 1.800

4 Trường Trung học Y Tế 1.200 14 1.200 2.500

5 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp

hướng nghiệp dạy nghề 2.500 30 1.500 2.500

6 Trung tâm dịch vụ việc làm

thuộc Liên đoàn lao động 1.200 14 1.200 1.500

7 Trung tâm dạy nghề Tuy Phong 1.200 14 1.200 800

8 Trung tâm giáo dục hướng

nghiệp dạy nghề Hàm Tân 1.911 10 900 600

9 Trung tâm dạy nghề Hàm Tân 600 600

10 Trung tâm dạy nghề Bắc Bình 100 100

11 Trung tâm dạy nghềĐức Linh 300 600

12 Cơ sở dạy nghề Hội chữ thập đỏ 100 100

13 Cơ sở dạy nghề tư nhân 500

Tổng cộng 10.850 17.832

(Nguồn báo cáo điều tra của sở giáo dục đào tạo )

Từ những tính toán ở trên cho thấy khả năng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ của tỉnh Bình Thuận cần phải đầu tư nhiều hơn nữa thì mới đạt chuẩn.

61

3.2.2Quy mô đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Bình Thuận.

Theo kết quả tính toán dự báo số lượng học viên và sinh viên cần đào tạo giai đoạn 2006-2010 ở trên, mỗi năm cần đào tạo khoảng 25.000 – 30.000 người. Kết quả tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm qua đạt tốc độ 14%/năm cho ta nhận xét sau :

- Số lao động cần đào tạo trong những ngành nghề mũi nhọn có triển vọng tăng tốc nhanh theo thứ tự ưu tiên phát triển là : Chế biến lương thực và thực phẩm, Xây dựng (sản xuất vật liệu xây dựng), Dệt – May- Giày da - Giả da, Giao thông vận tải, Kinh doanh thương mại, In ấn, Điện cơ, Điện tử (điện cơ, điện lạnh), Cầu đường- Cấp thoát nước, Tiểu thủ công nghiệp- Chế biến gỗ- Thủ công Mỹ nghệ, Cơ khí (sửa chữa, máy móc), Du lịch- Nhà hàng-Khách sạn, Bán hàng- Tiếp thị, Tài Chính - Kế toán, Nuôi trồng và khai thác thủy sản, hàng hải (thuyền viên, vận tải biển), Công nghệ thông tin, Văn phòng, Quản lý - Quản trị kinh doanh, Dược tá-Y tá- Y sĩ, Nông nghiệp (kỹ thuật trồng trọt- Bảo vệ thực vật, Kỹ thuật chăn nuôi). Kết hợp số lao động cần đào tạo và số lao động đào tạo lại để nâng cao trình độ cho người lao động trong suốt thời kỳ 2006-2010 là việc làm cấp bách để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Nhưng thực tế cơ sở vật chất và năng lực đào tạo hiện tại của các trường, các trung tâm và các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh không thể đảm nhận đào tạo hết số lượng lao động cần đào tạo phát sinh trong năm như tính toán ở trên được mà cần có sự hỗ trợ của các trung tâm đào tạo khác trong cả nước.

Với quy mô đào tạo nguồn nhân lực như trên thì các cơ sở đào tạo trong tỉnh hiện nay không đáp ứng được do cơ sở vật chất chưa tương xứng với yêu cầu đào tạo nên cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa nâng cấp các cơ sở để đạt chuẩn quốc gia và tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Theo báo cáo của sở giáo dục và đào tạo - sở Lao động thương binh và xã hội thì nhu cầu vốn cần đầu tư cho các cơ sở giai đoạn 2006 – 2010 cần phải có khoảng 350 tỷ đồng.

Nếu tốc độ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 vẫn giữ được tốc độ tăng 14%/năm thì số thu ngân sách nhà nước các năm sẽ là :

Năm 2005 thu đạt : 1.730.210 triệu đồng. Năm 2006 : 1.970.000 triệu đồng. Năm 2007 : 2.250.000 triệu đồng. Năm 2008 : 2.560.000 triệu đồng. Năm 2009 : 2.900.000 triệu đồng. Năm 2010 : 3.300.000 triệu đồng.

62

Sốước thu trong giai đoạn 2005-2010 đã tính số thu về dầu khí.

Theo số liệu báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh thì tốc độ tăng chi bình quân hàng năm là 17%. Căn cứ kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước của tỉnh năm 2005 dự kiến tổng chi ngân sách nhà nước các năm trong giai đoạn 2006-2010 là : Năm 2005 chi đạt : 1.875.210 triệu đồng. Năm 2006 : 2.200.000 triệu đồng. Năm 2007 : 2.200.000 triệu đồng. Năm 2008 : 3.000.000 triệu đồng. Năm 2009 : 3.500.000 triệu đồng. Năm 2010 : 4.000.000 triệu đồng.

Theo số liệu thống kê tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo hàng năm nếu vẫn giữ được tỷ lệ chi bình quân như năm 2005 là 21,07%, thì chi cho giáo dục đào tạo giai đoạn 2006 – 2010 ước thực hiện là :

Năm 2005 chi đạt : 408.039 triệu đồng. Năm 2006 : 500.000 triệu đồng. Năm 2007 : 605.350 triệu đồng. Năm 2008 : 730.900 triệu đồng. Năm 2009 : 885.000 triệu đồng. Năm 2010 : 1.070.000 triệu đồng.

Trên cơ sở số ước thu và số ước chi tính toán ở trên thì nguồn vốn chi đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh không gặp khó khăn. Căn cứ số liệu báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước các năm 2001 – 2005 của sở tài chính tỷ lệ chi bình quân cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo trong tổng số chi cho giáo dục đào tạo là 16,48%.

Nếu ta lấy tỷ lệ chi bình quân của các năm trước để tính khả năng chi cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo các năm trong giai đoạn 2006 – 2010 thì nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh hàng năm sẽ là :

Năm 2006 ước chi đầu tư CSVC cho giáo dục đạt : 82,4 tỷ đồng.

Năm 2007 : 99,761 tỷ đồng.

Năm 2008 :120,452tỷ đồng.

Năm 2009 :145,848tỷ đồng.

Năm 2010 :176,336tỷ đồng.

63

3.2.3 Một số giải pháp Tài Chính để phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006- 2010 của tỉnh Bình Thuận..

Để đảm bảo nguồn chi cho đầu tư giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2006-2010, từng bước thực hiện xã hội giáo dục trên cơ sở mức thu nhập bình quân của xã hội và người lao động, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau :

Thứ nhất : Nhóm chính sách ổn định nguồn thu đểđầu tư phát triển:

Để đáp ứng nguồn chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Trước mắt chúng ta phải chủ động cân đối được nguồn thu để đảm bảo nguồn chi. Nhân tố quan trọng để chủ động được nguồn chi là phải ổn định và tăng mức thu ngân sách hàng năm, chỉ có thế mới bảo đảm nguồn chi cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.

Việc ổn định nguồn thu ngân sách hàng năm đó lại là kết quả tổng hợp của nhiều chính sách kinh tế - xã hội, một trong các chính sách đó là :

- Nguồn thu chính của ngân sách được sinh ra từ sản xuất do vậy phải khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất. Khi các cơ sở sản xuất tăng về số lượng và chất lượng thì nguồn thu ngân sách cũng được cải thiện. Trên cơ sở các chính sách đã có, qua thực tế các năm qua chúng ta cần hoàn thiện và bổ sung một số chính sách mới cụ thể như :

+ Tăng nguồn chi phí cho quảng bá tiềm năng phát triển các ngành nghề của tỉnh, các lợi thế và các khu công nghiệp tập trung, khí hậu, địa hình, tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực, các ngành nghề ưu tiên phát triển v.v...Khi lượng thông tin quảng bá đến được nhiều vùng miền trong và ngoài nước thì cơ hội để các nhà đầu tư tiếp cận càng nhiều, nên nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng, kết quả các cơ sở sản xuất tăng, nguồn thu cho ngân sách tăng, nên tăng khả năng chi phát triển kinh tế - xã hội trong đó có chi đầu tư phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.

+ Bổ sung hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư cụ thể ( các chính sách liên quan đến tài chính – chính sách giao đất, thuê đất v.v…). Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, không gây phiền hà cho nhà đầu tư như ( thời gian cấp phép, thời gian giao mặt bằng), nhằm tạo điều kiện nhanh nhất thu hút được vốn đầu tư, mặt khác củng cố lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư khai thác các lợi thế sẵn có của tỉnh. Trước mắt nhằm huy động tối đa nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động tạo đầu ra cho hoạt động giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Khi thực hiện tốt vấn đề giải quyết việc làm cho người

64

lao động, người lao động có việc làm ổn định tăng thu nhập, thông qua đó giải quyết vấn đề ổn định trật tự xã hội. Đầu tư tăng, cơ sở sản xuất tăng góp phần thúc đẩy việc thực hiện chiến lược xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu mới ổn định, tăng thu ngân sách trong các năm tiếp theo.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo theo kế hoạch thu chi ngân sách toàn tỉnh trong năm rất hạn hẹp, nhưng nhu cầu đầu tư cải tạo nâng cấp mở rộng các cơ sở giáo dục đào tạo nghề lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn và trong một thời gian ngắn trong khi đó nguồn chi ngân sách không thể cân đối được. Vậy để huy động nhanh nguồn vốn với khối lượng lớn cho đầu tư giáo dục đào tạo chúng ta phải tích cực khai thác các kênh vốn khác như :

+ Đề xuất chính phủ hỗ trợ vốn để thực hiện được mục tiêu đào tạo.

+ Vay Chính Phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân bằng việc phát hành trái phiếu giáo dục đểđầu tư phát triển đào tạo nghề chất lượng cao.

+ Vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài yểm trợ. + Sử dụng nguồn vốn ODA.

+ Sử dụng vốn kích cầu.

+ Hợp đồng với các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước tham gia đầu tưđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm trước mắt thu hút vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp sau là thu hút nhân tài trong và ngoài nước về địa phương cùng tham gia giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

+ Chuyển đổi hình thức các trường công lập thành trường công lập tự chủ tài chính (Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, nhà trường đảm bảo các khoản chi thường xuyên), khuyến kích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thành lập các trường tư thục, Dân lập, từng bước tiến tới xã hội giáo dục. Nhằm giảm sức ép cho ngân sách, do huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính cho phép các trường có đủđiều kiện phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư (Đây là sự đóng góp học phí trước của người lao động). Tác dụng là huy động nguồn vốn nhanh ổn định không phụ thuộc vào nguồn chi của ngân sách để đầu tư cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và điều đáng quan tâm hơn cả là thay đổi được nếp suy nghĩ cũ xây dựng nếp tư duy mới cho nhà quản lý và người đầu tư là : “ Biết quan tâm đến đồng vốn, biết sử dụng đồng vốn đúng mục đích mang lại hiệu quả cao”. Mặt khác xoá bỏ tình trạng ỷ nại, thụ động trông chờ nguồn cấp phát kinh phí của ngân sách. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy các cơ sởđào tạo cải tiến chương trình đào tạo phù

65

hợp với thực tế, cải tiến phương pháp đào tạo xây dựng mô hình tiên tiến trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo niềm tin thu hút người lao động tham gia học tập nâng cao khả năng cạnh tranh tìm việc làm cho người lao động, đồng thời tạo niềm tin cho người sử dụng lao động. Tạo được thị trường đầu ra cho đào tạo, ngược lại khi có thị trường đầu ra cho giáo dục đào tạo thì chính nó tác động trở lại đó là kích thích các cơ sởđào tạo nguồn nhân lực tích cực cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Tăng mức đóng học phí của học viên học ở bậc Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Mức thu học phí hàng tháng không cao hơn mức lương khởi điểm theo thang bảng lương quy định của nhà nước khi tốt nghiệp đối với từng bậc đào tạo. nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nhà nước có điều kiện tập trung vốn đầu tư nâng cấp các cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặt khác giúp người học tập trung nguồn lực để đầu tư, xác định ngành nghề đầu tư, mục đích đầu tư, tránh được lãng phí nguồn lực không cần thiết cho người học nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Riêng đối với đào tạo phổ thông thì nhà nước không nên thu đối với các bậc học trong chương trình phổ cập của quốc gia. Đối với đào tạo hướng nghiệp dạy nghề phổ thông trung học nên quy định mức thu cố định đảm bảo đủ bù đắp chi phí. Ngoài ra nên tổ chức một số trường chất lượng cao nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, có thu học phí để tạo nguồn thu cho trường chủ động về tài chính, cân đối được khoản chi thường xuyên, mức thu phải tương xứng với chất lượng của trường nhằm đảm bảo cho người có điều kiện phải được hưởng điều kiện giáo dục đào tạo chất lượng tốt hơn, đảm bảo công bằng xã hội.

Thứ hai : Nhóm chính sách về đầu tư :

- Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động đầu tư cơ sở vật chất cho khu vực giáo dục đào tạo nghề chất lượng cao, các công trình trọng điểm có tính chất quyết định, thúc đẩy các khu vực đào tạo khác cùng phát triển. Tập trung nguồn vốn đầu tư để rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào khai thác sử dụng, nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đồng thời tăng nhanh năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, qua đó tăng nhanh nguồn thu bổ sung tạo

Một phần của tài liệu 334 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)