Khái quát thực trạng đào tạo, sử dụng và đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 334 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 28 - 33)

2.1.1 Khái quát thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Hiện trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay có quy mô lực lượng lao động khoảng 40 triệu người, đó là số người có khả năng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi (theo luật định), hàng năm số lao động được tăng thêm bình quân 3% (cao hơn tốc độ tăng dân số). Như vậy hàng năm số lao động tăng thêm khoảng 1,2 triệu người, chưa kể số người đang thất nghiệp do sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tinh giảm biên chế ở khu vực hành chính sự nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất càng làm cho số lao động cần phải giải quyết việc làm tăng lên. Tính từ năm 1995 –2000 cả nước thu hút thêm 6,1 triệu lao động và tạo việc làm thu hút lao động bình quân hàng năm là 1,2 triệu việc làm cho người lao động.

Hiện nay tổng nguồn lực lao động được phân bố trong các lĩnh vực của nền kinh tế cụ thể là : Lĩnh vực nông nghiệp 69,8%, trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 10,55%, trong lĩnh vực dịch vụ là 19,65%. Đối với các vùng lãnh thổ phân bố lao động cũng không đồng đều, cụ thể phân bố lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đại đa số và tập trung chủ yếu ở vùng núi, trung du phía bắc với tỷ lệ 85,24% tiếp đến là Tây nguyên và Bắc trung bộ với 80,1%; Ở Đồng bằng sông hồng là 73,8%; Thấp nhất là ở vùng Đông Nam Bộ với 33,6%. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cao nhất là ở vùng Đông Nam Bộ với 38,7%; Ở Đồng bằng Cửu Long là 24,4%; Ở vùng Duyên hải miền Trung là 21%. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ là cao nhất với 27,7%; Duyên hải miền trung là 10,5%; Đồng bằng sông Cửu Long là 9,97%. Trong số lao động lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có tới 82% là phụ nữ. Xét chung trong tổng nền kinh tế thì lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp đông gấp 2 – 3 lần trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

29

Theo sồ liệu thống kê lực lượng lao động Việt Nam trong thập niên 1990 số người có trình độ phổ thông cơ sở chiếm 25%, phổ thông trung học chiếm 13% , lao động kỹ thuật chiếm 9%. Hàng năm số học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục được đào tạo là 7% trong các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học. Tỷ lệ này hiện nay được cải thiện hơn do mở thêm nhiều trường đại học ngoài công lập tạo điều kiện cho học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp có điều kiện tham gia học tập đào tạo nâng cao trình độ. Nhìn chung học vấn của người lao động Việt Nam còn thấp đó là một trở ngại lớn cho việc áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những quy trình công nghệ hiện đại, và là một trở ngại lớn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu của nền kinh tế quốc dân. Là trở ngại lớn trong quá trình hợp tác, phân công lao động quốc tế. Những hạn chế này càng bộc lộ rõ khi nền kinh tế thị trường đang thâm nhập và phát triển ở Việt Nam.

Theo số liệu trên cho thấy số lượng lao động của cả nước thì đông nhưng tỷ lệ lao động được đào tạo chỉ chiếm từ 7,8% năm 1995 tăng lên khoảng 20% năm 2000. Theo số liệu thống kê lao động - Việc làm ở Việt Nam năm 2000, 2003 của nhà xuất bản lao động - xã hội , Hà Nội 2001,2004 thì trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam biểu hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng II.1 như sau :

Bảng II.1 : Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam

TT Chỉ tiêu 2000 2003 1 Tổng số lao động (Người) 38.643.089 41.313.288 1.1 - Chưa biết chữ 1.547.901 1.752.393 1.2 - Biết chữ 37.095.188 39.560.895 2 Cơ cấu (%) 2-1 - Chưa biết chữ 4,00 4,24 2-2 - Biết chữ 96,00 95,76 + Chưa tốt nghiệp tiểu học (1) 16,48 15,48 + Đã tốt nghiệp tiểu học (2) 29,30 31,51 + Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (3) 32,99 30,04 + Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (4) 17,23 18,37 (Nguồn : số liệu thống kê lao động - Việc làm ở Việt Nam năm 2000, 2003

của nhà xuất bản lao động - xã hội , Hà Nội 2001,2004)

Theo số liệu trên lực lượng lao động của Việt Nam tỷ lệ người chưa biết chữ vẫn còn khá cao 4,24% năm 2003. Hàng năm nhà nước đều tăng nguồn ngân sách để đầu tư cho giáo dục từ 10% ngân sách trong những năm 1995-1997, và 15% năm 2001 và tăng lên 16-17% năm 2003, trong đó chi khoảng 80-90% cho lương và các khỏan có tính chất lương cho giáo viên còn lại 10-20% chi cho đầu tư cơ sở vật chất. Ngoài ra

30

nhà nước còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khác để xoá nạn mù chữ nâng cao dân trí, nhiều tỉnh thành trong cả nước cơ bản đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tại diễn đàn giáo dục thế giới do UNESCO tổ chức tại Dakar – Senegal, tháng 4-2000 , Chính phủ tất cả các nước thành viên (trong đó có Việt Nam) và cộng đồng tài trợ Quốc tế đã phê chuẩn “khuôn khổ hành động Dakar, giáo dục cho mọi người cam kết tập thể của chúng ta”. Tại diễn đàn này, thế giới đã có ấn tượng rất tốt về những thành tựu giáo dục xuất sắc mà Việt Nam đã đạt được, nhất là thành tựu về công tác xóa mù chữ và giáo dục tiểu học. Theo số liệu thống kê niên học 2004-2005 số trường, lớp, giáo viên bậc giáo dục phổ thông. Theo chương trình phổ cập giáo dục tiểu học thì số trường lớp của bậc tiểu học nhiều hơn để người lao động có điều kiện tham gia học tập. Mặt khác chúng ta thấy ngoài nguồn nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo còn có các trường ngoài công lập tham gia đào tạo bậc học phổ thông. Đây là quá trình từng bước xã hội giáo dục nhằm giảm gánh nặng cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng giáo dục, tạo cơ hội cho người lao động được tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn của mình ngày càng nhiều hơn. Với 2 hệ thống trường lớp như trên đã tạo nên sự cạnh tranh trong hệ thống giáo dục làm cho người lao động có cơ hội được hưởng chất lượng giáo dục ngày càng cao. Hệ thống trường công lập và ngoài công lập thể hiện ở bảng II.2.

Bảng II.2 : GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐẦU NĂM HỌC 2004-2005

Chia ra

Tổng

Số Công lập Ngoài công lập Trường học (Trường) 26819 25845 974 Giáo viên (Người) 762900 729938 32962 Học sinh (Người) 17264224 16260847 1E+06

Giáo viên/Lớp (Người)

Tiểu học 1,25 1,25 1,73

Trung học cơ sở 1,73 1,73 1,73

Trung học 1,76 1,93 1,35

(Nguồn: Niên giám thống kê 2004)

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông chúng ta còn có hệ thống giáo dục Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và sau đại học. Trong những năm qua khi nhận thức được giáo dục đào tạo là cơ sở phát triển tăng trưởng nền kinh tế, học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển, nhà nước đã đầu tư nhiều cho giáo dục đào tạo (theo quan điểm để bắt kịp nền kinh tế tri thức cần phải phát triển số lượng cán bộ có trình độđại học) nên dẫn đến tình trạng đào tạo ồ ạt,

31

đào tạo mất cân đối giữa các ngành học và giữa các bậc học kết quả chúng ta đào tạo được nhiều sinh viên có trình độ và tay nghề cao nhưng cơ sở hạ tầng và dịch vụ của chúng ta còn thấp kém và sức hút của nền kinh tế vẫn chưa cao nên số sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm vẫn còn hạn chế, một số phải lao động trái ngành nghề được đào tạo, một số do không kiếm được việc làm nên lại tham gia vào các khóa đào tạo mới, nhiều sinh viên có từ 2-3 bằng Đại học nhưng vẫn không kiếm được việc làm phù hợp, việc này dẫn tới sự lãng phí lớn trong giáo dục đào tạo. Kinh nghiệm của các nước phát triển chỉ ra rằng, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật hợp lý sẽ là : 1 – 5 – 10 ( Cao đẳng, đại học – trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật). Ngoài việc ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo phát triển về số lượng trường lớp trong hệ thống công lập còn có các tổ chức kinh tế - xã hội, Tư nhân đầu tư phát triển các trường lớp ngoài công lập. Nhìn chung các trường tuy phát triển về số lượng nhưng chưa chú ý đến phát triển về chất lượng, cụ thể chỉ chú ý đầu tư cho lý thuyết nhưng chưa chú ý đến đầu tư cho thực hành, việc đầu tư này cũng tạo ra những sản phẩm chỉ biết lý thuyết nhưng tay nghề thực hành lại kém, nên các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải mất thời gian đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình, gây nên lãng phí cho xã hội, tốn kém cho doanh nghiệp và người lao động. Từ thực tế giáo dục đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy hệ thống giáo dục của chúng ta cần phải được hoàn thiện lại, việc đào tạo và đào tạo lại cần sát hợp với thực tiễn của cuộc sống thì đầu tư cho giáo dục đào tạo mới mang lại hiệu quả cao.

2.1.3 Thực trạng sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay.

Như trên đã cho biết giáo dục đào tạo ồ ạt mất cân đối giữa các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế dẫn tới việc sử dụng lao động trái ngành trái nghề đào tạo và tăng nguy cơ thất nghiệp cho người lao động. Mặt khác thu nhập của người lao động hiện nay chưa đủ đảm bảo trang trải cho người lao động và gia đình ổn định cuộc sống (mức lương tối thiểu được áp dụng từ ngày 1/10/2005 là 350.000đ/tháng), do đó người lao động chưa có khả năng đầu tư phát triển nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên nhu cầu về lao động chất lượng cao của toàn xã hội vẫn không ngừng tăng, để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao nhiều doanh nghiệp đưa ra mức lương rất hấp dẫn nhưng vẫn không tuyển chọn được lao động vừa ý. Song song với các doanh nghiệp thì các địa phương cũng có nhiều chính sách chiêu hiền đãi sỹ, trải thảm đỏ kêu gọi lòng yêu quê hương của những sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường về lại địa phương công tác, nhưng kết quả chỉ tuyển chọn được những người không đủ khả năng bám trụ tại các trung tâm kinh tế văn hóa lớn trong cả nước và những ngành nghề cần tuyển

32

lại bị các trung tâm đó tuyển trước (Cung thấp hơn cầu do đào tạo mất cân đối) nên không đủ để các địa phương tuyển chọn mà có tuyển chọn được thì lại là những ngành nghề đã dư thừa cộng với chất lượng nguồn nhân lực không cao. Như vậy việc sử dụng lao động của chúng ta hiện nay vừa lãng phí, vừa không phát huy được khả năng sáng tạo của người lao động. Lao động chất lượng cao chủ yếu tập trung ở các trung tâm văn hóa, kinh tế - Xã hội phát triển làm cho khu vực này đã phát triển lại càng phát triển hơn, còn những vùng kém phát triển lại tụt hậu ngày càng xa tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng kinh tế trong cả nước. Mặt khác với chính sách tiền lương như hiện nay không đủ để người lao động đảm bảo cuộc sống của gia đình và bản thân nên việc đầu tư cho học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa xứng tầm phát triển do đó dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực của ta chưa cao không đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới.

2.1.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.

Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện nay của chúng ta còn rất hạn chế. Nhưng trong những năm qua lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của chúng ta cũng đã đạt được một số kết quả tích cực cụ thể : Năm 2002 có 12 tỉnh, thành được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì năm 2004 là 22 tỉnh, thành. Cơ cấu ngành đào tạo ngày càng phù hợp với nhu cầu cơ cấu nhân lực phục vụ phát triển đất nước. Cơ sở vật chất của trường theo nguồn số liệu của Tạp chí Tài Chính số 2 (484) tháng 2/2005 có nêu :” Năm 2000 chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục chiếm 15% tổng chi ngân sách nhà nước, năm 2001 là 15,6%; năm 2002 là 15,8%; năm 2003 là 16% và năm 2004 là 17,1%”. Qua số liệu trên cho thấy nhà nước đã tập trung đầu tư ngày càng nhiều cho giáo dục đào tạo (cụ thể tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục hàng năm đều tăng, từ 15% lên 17,1%). Ngoài việc đầu tư cho giáo dục đào tạo nhà nước còn đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thể lực. Công tác khám chữa bệnh cho người dân đang ngày càng được củng cố, nhiều kỹ thuật tiên tiến được nghiên cứu ứng dụng trong chuẩn đoán và điều trị các loại bệnh nặng, phức tạp. Đối tượng chính sách cũng được Nhà nước rất quan tâm, ưu đãi trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe nhân dân được cải thiện. Tuổi thọ trung bình của người dân từ 62,5 năm 1989 lên 71,3 năm 2002; Tỷ lệ sinh đẻ cũng giảm từ 3,8% xuống còn 1,87%. Đây là một thành công đáng kể trong việc kiểm soát được sự gia tăng dân số, góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập bình

33

quân đầu người hàng năm, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân. Theo số liệu Bộ Tài Chính và Niên giám thống kê 2004 số chi ngân sách nhà nước cho y tế giai đoạn 2001-2004 hàng năm đều tăng nhưng tăng không đáng kể do nguồn ngân sách nhà nước còn eo hẹp, số chi ngân sách nhà nước cho y tế thể hiện ở bảng II.3 như sau :

Bảng II.3 : CHI NGÂN SÁCH CHO Y TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2004

Đơn vị : Tỷ đồng

Tổng chi Tổng chi Tỷ lệ chi Tỷ lệ chi Năm GDP NSNN cho Ytế/Tổng chi Y tế/GDP

Một phần của tài liệu 334 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)