BIỂU ĐỒ II.9: SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2001-

Một phần của tài liệu 334 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 42 - 45)

T ổng chi ổng chi ỷ lệ chi ỷ lệ chi Năm GDP NSNN cho Ytế/ổng chi Y tế /GDP

BIỂU ĐỒ II.9: SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2001-

050 50 100 150 200 250 300 350

Kinh tế Nông lâm Xây dựng Giao thông

Tuyển sinh Tốt nghiệp

(Nguồn :Báo cáo của trung tâm giáo dục thường xuyên 3/2006)

43

Theo báo cáo của Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường Cao đẳng sư phạm so sánh số lượng sinh viên đầu vào của một lớp với số lượng sinh viên tốt nghiệp cho thấy hiệu quả đào tạo đạt tương đối cao thể hiện ở biểu đồ II.9 : Kinh tế Tuyển sinh : 292 SV Tốt nghiệp : 260 SV Tỷ lệ : 89,04% Nông lâm Tuyển sinh : 124 SV Tốt nghiệp : 124 SV Tỷ lệ :100% Xây dựng Tuyển sinh : 184 SV Tốt nghiệp : 124 SV Tỷ lệ : 67,39% Giao thông Tuyển sinh : 73 SV Tốt nghiệp : 70 SV Tỷ lệ 95,89%

Qua số liệu trên ta thấy các ngành học kinh tế thường học viên tham gia học tập đầy đủ từ khi tuyển sinh đến khi tốt nghiệp, còn các trường kỹ thuật cụ thể như Đại học xây dựng học viên bỏ dở chương trình đào tạo khá phổ biến. Việc bỏ dở chương trình có nhiều nguyên nhân như chương trình khó học viên không theo kịp, không có điều kiện thực tập đểđủ điều kiện thi tốt nghiệp . v.v…

2.3.1.4 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Trong số các trường đào tạo của tỉnh Bình Thuận thì chỉ có trường Cao đẳng sư phạm là có đội ngũ giáo viên đảm nhận việc giảng dạy của trường. Tính đến tháng 1/2004 trường có 82 cán bộ trong đó số cán bộ tham gia giảng dạy là 66. Nhìn chung về lượng giáo viên của trường không thiếu. Tỷ lệ giáo viên / học viên hệ chính quy là 1/18. Số giáo viên dạy môn cơ sở là 25 trong đó 19 giáo viên chuyên trách, có 5 giáo viên có trình độ thạc sĩ, đạt 20%, như vậy so với trình độ giáo viên cơ sở chuẩn thì còn thấp. Giáo viên dạy môn chuyên ngành là 27 trong đó có 24 giáo viên chuyên trách, số thạc sĩ là 14 chiếm 52,9%.Số cán bộ giảng dạy của trường được tập huấn trong 5 năm qua đạt 70,1%. Hiện nay trường vẫn còn thiếu giáo viên chuyên ngành. Cho nên một số chuyên ngành mà trường có chức năng đào tạo không thể mở ra được đểđào tạo, cho nên một số bộ môn trường vẫn phải liên kết với các trường khác ngoài tỉnh đào tạo giáo viên Trung học cơ sở.

Tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dịch vụ việc làm giáo viên hầu hết giáo viên Cao đẳng, Đại học là giáo viên thỉnh giảng , do các trường liên kết cung cấp, nên giáo viên phụ thuộc vào các trường liên kết khi học viên phải học dồn dập, khi thì nghỉ dài hạn vì các trường liên kết không sắp xếp được lịch để giáo viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tại các trung tâm.

Tại các trung tâm cơ sở vật chất nghèo nàn, số lượng cán bộ giảng viên ít ỏi nhưng đào tạo số lượng học sinh rất lớn, thuộc những trình độ cao. Các trung tâm này cần phải xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên cho mình đểđáp ứng được nhiệm vụđào tạo được giao.

Trường trung học y tế có 32 cán bộ giảng dạy, trong đó có trình độ cao đẳng và đại học là 16 lại phải đào tạo một lượng học viên bình quân hàng năm là

44

500 học viên, nên chất lượng đào tạo cũng chưa cao vì vậy cần phải đầu tư nhiều để đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đảm bảo phù hợp với chức năng đào tạo của trường.

Tại các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề có lực lượng giáo viên cơ hữu tham gia giảng dạy trung học chuyên nghiệp nhưng lượng giáo viên còn mỏng với 16 giáo viên, trong đó có 12 có trình độ Đại học, 2 người có trình độ cao đẳng. nhiệm vụ của trung tâm là hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông trung học, mà lượng học sinh trung học phổ thông lại rất lớn vì vậy các trung tâm không đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên dậy ở bậc trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh khó khăn về số lượng giáo viên, giáo viên chuyên ngành cũng chưa phù hợp . Vì vậy, số lượng giáo viên thiếu hụt đó các trung tâm phải nhờ vào từ việc hỗ trợ của các trường bạn, các trường liên kết.

2.3.1.5 Chương trình giảng dạy.

Các trường và các trung tâm đào tạo bậc Cao đẳng và Đại học đều dạy theo chương trình giáo dục của bộ giáo dục và đào tạo. Tại trường Cao đẳng sư phạm tuy chưa có chương trình riêng nhưng trường đã quản lý được giáo án của các giáo viên, còn các trung tâm đào tạo thì giáo trình giảng dạy đều do các trường liên kết quyết định, Trung tâm không kiểm soát được giáo án của giáo viên do đó cũng không quản lý được chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Đối với bậc đào tạo trung học chuyên nghiệp các trường đã soạn được giáo trình riêng nên quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên tốt hơn. Đối với các Trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp dạy nghề thì chương trình giảng dạy đều do các trường liên kết chủ động quyết định chương trình và kiểm tra chất lượng giáo án của giảng viên, hầu hết các trung tâm chỉ quản lý giờ lên lớp còn chương trình và chất lượng do các đối tác liên kết quản lý.

Đối với hệ hướng nghiệp dạy nghề các Trung tâm đều sử dụng chương trình cũ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm chưa soạn được chương trình riêng cho mình. Việc kiểm tra chất lượng giảng dạy của nhà trường đối với giáo viên thông qua giáo án của giáo viên.

2.3.2 Nguồn nhân lực qua đào tạo từ tỉnh ngoài cung cấp

Người lao động tham gia lao động trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong những năm qua chủ yếu là người trong tỉnh. Lao động tỉnh ngoài đến Bình Thuận ít chỉ chiếm 6,49%, nguồn nhân lực đến tỉnh Bình Thuận chủ yếu là các tỉnh phía Bắc (Vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) và một số ở các tỉnh Trung Bộ. Số lao động đến tỉnh Bình Thuận chủ yếu là lao động nghèo chưa qua

45

đào tạo làm cho chất lượng nguồn nhân lực của Bình Thuận đã thấp lại càng thấp hơn. Mặt khác tỉnh Bình Thuận nằm cạnh các tỉnh thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao, thu nhập của người lao động cao, đời sống vật chất văn hóa tinh thần ở các tỉnh này cao hơn nên đã thu hút một lượng lớn lao động đã qua đào tạo, có năng lực, có trình độ tay nghề cao. Mặt khác số lao động này do thiếu việc làm, việc làm không phù hợp nên đã chuyển đến các tỉnh thành lân cận.

Qua các số liệu về số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học trúng tuyển tham gia học tập bậc Cao đẳng, Đại học tại các trường trong thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố khác trong cả nước hàng năm cao nhưng tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường trở về địa phương công tác hàng năm rất thấp. Đây là nguồn nhân lực trẻ được đào tạo cơ bản với trình độ cao nhưng do chính sách thu hút chưa thỏa đáng và nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển nên không có điều kiện cần thiết để người lao động phát huy hết năng lực và phát triển năng lực của họ trong tương lai. Từ đó lại càng làm cho nguồn nhân lực của tỉnh qua đào tạo chất lượng cao giảm. Đây là một thực tếđặt ra cho ngành giáo dục đào tạo tỉnh nhà và các nhà lãnh đạo tỉnh phải có các giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn để phát triển giáo dục đào tạo tỉnh nhà và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về tỉnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu 334 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)