Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lự cở tỉnh Bình Thuận.

Một phần của tài liệu 334 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 37 - 42)

T ổng chi ổng chi ỷ lệ chi ỷ lệ chi Năm GDP NSNN cho Ytế/ổng chi Y tế /GDP

2.3 Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lự cở tỉnh Bình Thuận.

2.3.1 Thực trạng vềđào tạo nguồn nhân lực.

38

Tỉnh Bình Thuận là tỉnh cực nam trung bộ có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn các tỉnh trong khu vực miền đông nam bộ (bình quân 10,35% đến 12%). Bộ mặt nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là Nông nghiệp, đánh bắt chế biến hải sản, Công nghiệp phát triển chậm chủ yếu là công nghiệp nhẹ (May mặc xuất khẩu, chế biến nông - hải sản xuất khẩu). Từ thực tế trên nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực mà nền kinh tếđặt ra cho ngành giáo dục đào tạo đòi hỏi tỉnh phải có một hệ thống đào tạo từ thấp đến cao đểđáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các thành phần kinh tế trong tỉnh. Thực tế trên địa bàn tỉnh đang triển khai các bậc đào tạo cụ thể sau :

- Đào tạo Cao đẳng, Đại học và sau đại học - Đào tạo trung học chuyên nghiệp.

- Đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. 2.3.1.2 Cơ sở vật chất

- Trường Cao đẳng sư phạm là trường mới được xây dựng năm 2001 theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục đào tạo, có cơ sở vật chất khang trang, phòng học đủ, thiết bị dạy học tương đối đủ và hiện đại. Tổng diện tích mặt bằng là 42.880 m2 trường có 27 phòng học với tổng diện tích các phòng là 1.277 m2, quy mô phòng học từ 40 đến 50 sinh viên / lớp. Trường xây dựng thuộc loại nhà kiên cố, có thư viện, khu ký túc xá sinh viên, thư viện dành cho học viên có diện tích lớn là 1.235 m2 , khu ký túc xá sinh viên có diện tích sử dụng là 2.500 m2 .

- Trung tâm giáo dục thường xuyên có công xuất thiết kế là 1.200 học viên nhưng hiện tại Trung tâm đang đào tạo 4.332 học viên cho cả 4 cấp học, Đại học, Trung học chuyên nghiệp; Dạy nghề; Bổ túc văn hóa. Trung tâm có 16 phòng học với tổng diện tích các phòng là 1.272 m2 , trong đó phần lớn là nhà bán kiên cố, không có ký túc xá cho sinh viên. Thiết bị đào tạo của trung tâm chủ yếu là máy vi tính cũ để phục vụ giảng dạy cho các lớp tin học.

- Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Thuận có diện tích nhỏ, chật chội, tổng diện tích mặt bằng là 1.406 m2 , với 14 phòng học, không có hệ thống thư viện, ký túc xá phục vụ cho học viên. Trung tâm có trang bị 2 phòng vi tính với thiết bị vào loại trung bình để giảng dạy các lớp tin học.

- Trường trung học y tế có diện tích rộng 13.892 m2 có đầy đủ phòng học, phòng thí nghiệm, năm 2004 trường mới xây dựng một dẫy nhà 2 tầng với diện tích sử dụng là 1.200 m2, dùng làm phòng học thay thế cho các phòng học cũ đã xuống cấp. Trường có khu thí nghiệm, thư viện và khu ký túc xá cho học viên.

- Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề có mặt bằng là 4.100 m2 , với 30 phòng học diện tích 2.500 m2 , trong đó có 23 phòng xây dựng kiên cố, 7 phòng là nhà tạm, thư viện của trường có diện tích 40 m2 , trang thiết

39

bị đào tạo được đầu tư với số vốn là 1,65 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho thiết bị là 250 triệu đồng (năm 2002) gồm các loại máy khoan, tiện, hàn,máy may công nghiệp, máy vi tính , bình quân 20học viên/máy. Do vậy trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

- Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Thuận có diện tích nhỏ khoảng 1.400m2 , trang thiết bị sơ sài, thiếu thốn chỉđủ khả năng đào tạo các lớp ngắn ngày.

- Trung tâm dịch vụ việc làm Liên đoàn lao động tỉnh có diện tích khoảng 1.200 m2 , trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo thiếu chỉ đủ khả năng đào tạo các lớp ngắn ngày.

- Trung tâm dạy nghề Tuy Phong với diện tích khoảng 1.200 m2 , chủ yếu đào tạo Anh văn, Tin học, lái xe, tổng giá trị đầu tư cho thiết bị giảng dạy học tập dưới 200 triệu đồng, đây là cơ sở dạy nghề phục vụ cho nhu cầu của huyện là chính. - Trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp HàmTân có diện tích 1.911 m2 , cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho trung tâm vừa đủ phù hợp mới quy mô đào tạo của cấp huyện.

- Ngoài các trường và các trung tâm trên còn có mặt của Hội chữ thập đỏ, các doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia cũng tham gia đào tạo dạy nghề cho một số đối tượng nhưng cơ sở nhỏ bé, ngành nghề hạn chế ở một số ngảnh nhất định như thêu thủ công mỹ nghệ, may thủ công và may công nghiệp, các cơ sở này chủ yếu là kèm cặp tận dụng các phương tiện hành nghề để đào tạo nên chất lượng đào tạo kém.

2.3.1.3 Quy mô đào tạo và ngành nghề đào tạo.

* Quy mô đào tạo.

- Đối với bậc Cao đẳng, Đại học và sau đại học tính đến năm 2002 Bình Thuận đã liên kết với trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đào tạo được một lớp Cao học 55 học viên, đây là nguồn đóng góp đáng kể cho lực lượng lao động có trình độ sau đại học của tỉnh. Theo số liệu báo cáo của sở giáo dục và đào tạo, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Thuận, Trường Cao đẳng sư phạm Bình Thuận thể hiện ở bảng II.6.

BẢNG II.6: TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG 2001-2005

Đơn vị tính : Học viên 2001/2002 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2006 Sau đại học 55 55 Đại học 43 250 193 435 461 Cao đẳng 100 178 167 347 345 Tổng cộng 198 483 360 782 806

(Nguồn :Báo cáo của sở Giáo dục đào tạo 5/2002 và báo cáo của trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Thuận và Trường Cao đẳng sư phạm3/2006)

Theo số liệu trên ta biểu diễn trên biểu đồ tuyển sinh bậc đại học và Cao đẳng giai đoạn 2001 – 2005 như bảng II. 7 như sau :

BẢNG II.7 : BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG GIAI ĐOẠN 2001- 2005 Đại học Cao đẳng 0 100 200 300 400 500 2001 2002 2003 2004 2005

Số lượng học viên có xu hướng tăng từ trong niên học 2001/2002 đến niên học 2002/2003 và giảm trong niên học 2003/2004 sau đó tiếp tục tăng và tăng nhanh. Hiện tượng trên là do trong thời gian 1998 đến 2003 tỉnh tập trung đào tạo và đào tạo lại đáp ứng nhu cầu hoàn chỉnh trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức số học viên đang tham gia học tập tại các trung tâm chưa tốt nghiệp còn đông nên niên học 2003/2004 tuyển sinh tạm giảm vì thiếu phòng học. Niên học 2004/2005 tăng nhanh vì số học viên các năm trước đã tốt nghiệp, các Trung tâm và các trường cơ sở vật chất, phòng học đủ để tiếp nhận thêm học viên nên số lượng tuyển sinh tăng nhanh.

- Đối với bậc trung học chuyên nghiệp theo số liệu báo cáo của sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bình Thuận thể hiện ở bảng II.8 như sau :

Bảng II.8 : Số lượng học viên THCN tuyển hàng năm, 2001-2005

2001/2002 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2006

Tổng số 1.044 2.124 2.372 2.447 2.756

Chính quy 869 1.440 1.527 1.578 1.625

Tại chức 175 684 845 869 1.131

41

(Nguồn : Báo cáo của sở Giáo dục đào tạo 5/2002 và báo cáo của trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Thuận, Trường Trung học y tế 3/2006)

Qua biểu báo cáo trên xu hướng tăng đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp niên khóa 2001/2002 đến 2005/2006 là một tín hiệu đáng mừng, vì tỷ lệ đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp phải tăng nhanh hơn bậc đại học, dần dần đạt tỷ lệ trung học chuyên nghiệp/Đại học > 1 và tiến tới đạt tỷ lệ chung của quốc tế, xu hướng tăng trên là bước điều chỉnh đúng hướng của ngành giáo dục đào tạo tỉnh. - Đối với các trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề tư nhân do nguồn kinh phí ít, cơ sở chật hẹp, nên quy mô đào tạo cũng nhỏ, chủ yếu bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trung học, trợ giúp các em có định hướng về nghề nghiệp khi trưởng thành, từ niên khóa 2001/2002 đến niên khóa 2005/2006 hàng năm số lượng người tham gia đào tạo nghề khoảng từ 5.000 đến 7.000 người/ năm trong khi đó số lượng học sinh trung học phổ thông lớn hơn nhiều lần số tham gia hướng nghiệp dạy nghề. Điều này cho thấy mảng đào tạo nghề của tỉnh không lớn, không đa dạng nên chưa thu hút được người lao động tham gia đào tạo nghề.

* Ngành nghềđào tạo.

Theo thống kê các ngành kinh tế ở địa phương đòi hỏi trình độ kỹ thuật đối với người lao động không cao, nên các doanh nghiệp tự đào tạo trình độ kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp Mặt khác trong thời gian qua tỉnh chủ động liên kết với một số trường Đại học, đào tạo trang bị một số kiến thức cơ bản cho người lao động. Mục tiêu đào tạo nhằm chuẩn hóa lực lượng cán bộ, công nhân viên chức đương chức, đồng thời tạo điều kiện cho một số học sinh tốt nghiệp phổ thông mà không có điều kiện theo học tại các trường chính quy, nhằm nâng cao trình độ dân trí trong toàn tỉnh và chuẩn bị nguồn nhân lực bổ sung cho nền kinh tế. Việc đào tạo cao đẳng, đại học của các trường, các trung tâm liên kết khá đa dạng ngoài việc tập trung đào tạo một số ngành nghề có nhu cầu lớn như kế toán tài chính, Xây dựng, Luật còn chú ý đến đào tạo một số ngành đặc thù phù hợp với các ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh như Nông lâm, Quản lý đất đai, chế biến lương thực, kinh doanh thương mại – Du lịch, theo báo cáo của Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trường Cao đẳng sư phạm Bình Thuận thể hiện ở bảng II.8.

Qua số liệu bảng II.8 chúng ta thấy ngành Sư phạm và Tài Chính kế toán là ngành được nhiều người quan tâm nhất còn các ngành khác có quan tâm nhưng ít do nhu cầu sử dụng lao động của các ngành này ít. Từ những số liệu

trên người lao động có nhu cầu cao về một số ngành nhất định, việc đầu tư của người lao động và của nhà nước cũng chỉ tập trung vào một số ngành nghề đã tạo nên sự mất cân đối giữa các ngành nghề trong nền kinh tế của tỉnh

BẢNG II.8: ĐÀO TẠO THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

Đơn vị tính: Học viên 2001/2002 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2006 Nông Lâm 332 471 418 360 394 Kinh tế 380 582 422 605 325 Xây dựng 124 271 412 312 261 Luật 280 102 245 Ngoại ngữ 150 236 Giao thông 70 70 Sư phạm 1290 1468 1340 1432 2612 Tổng cộng 2476 2862 2592 2961 4073

(Nguồn :Báo cáo của trung tâm giáo dục thường xuyên và Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh bình Thuận 3/2006)

* Hiệu quả đào tạo :

Một phần của tài liệu 334 Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)