- Đảm bảo phục vụ an toàn và thuận tiện nhu cầu đi lại của hành khách tại ga Hà Nội Kết hợp hiệu quả giữa VTHKCC và VTHK đường sắt.
b. Phương án II: Quy hoạch điểm trung chuyển ở phía Nam.
Hình 3.2: Sơ họa điểm trung chuyển nằm ở phía Nam.
Vị trí điểm trung chuyển D2
• Ưu điểm:
- Tần xuất hoạt động xe buýt trong mặt cắt xây dựng điểm trung chuyển là 45xe buýt/giờ ( vào cao điểm sáng) và 52 xe buýt/giờ (vào cao điểm chiều)
- Với chiều dài 69,5m; chiều rộng 16m. Khu vực Quảng trường phía Nam đáp ứng được quy mô của điểm trung chuyển.
Thuận lợi cho các tuyến buýt:
+ Tuyến 3, 49 đi từ đường Lý Thường Kiệt rẽ trái vào đường Lê Duẫn.
+ Tuyến 1, 32 từ đường Nguyễn Thái Học rẽ phải đi vào đường Lê Duẫn. + Tuyến 9, 40 từ đường Hai Bà Trưng rẽ trái đi vào đường Lê Duẫn nhưng tuyến 38 không đi thẳng đường Lê Duẫn mà rẽ sang đường Trần Hưng Đạo đối diện với ga Hà Nội.
- Do nếu đặt điểm trung chuyển ở phía Nam tức là sau nút giao thông Lê Duẫn – Trần Hưng Đạo. Ta phải tính bán kính quay đầu xe từ đường Trần Hưng Đạo rẽ trái sang Lê Duẫn. Vận tốc tối thiểu trên đường Lê Duẫn là 26km/h ( vào giờ cao điểm) và 29,5km/h (vào giờ thấp điểm) Nếu lấy điểm giao nhau là giữa đường thì chiều dài là 11.5/2+(61-13)m > 50m thỏa mãn với đường có vận tốc nhỏ hơn 60km.
Trong đó: 61 -13 là khoảng cách từ vạch dừng đến điểm đỗ cuối cùng. 11.5 là chiều rộng đường Lê Duẫn.
Như vậy phạm vi quay đầu xe buýt theo hướng tiếp cận bờ ke điểm trung chuyển được đãm bảo.
• Nhược điểm
Do lộ trình của tuyến buýt số 38 là đi vào đường Trần Hưng Đạo. Nếu điểm trung chuyển nằm tại quảng trường phía Nam ga Hà Nội thì khoảng cách từ đường Nguyễn Thái Học đến điểm dừng tiêp theo tức là trên đường Trân Hưng Đạo là quá xa.
• Khả năng khắc phục: Thay đổi lộ trình của tuyến buýt số 38.
Kết luận: Từ những phân tích ưu nhược điểm như trên của hai phương án quy hoạch điểm trung chuyển quảng trường phía Bắc và phía Nam ta lựa chọn quy hoạch điểm trung chuyển là quảng trường phía Nam ga Hà Nội
3.6. Tính toán công nghệ cho điểm trung chuyển ga Hà Nội. 3.6.1 Diện tích của nhà chờ. 3.6.1 Diện tích của nhà chờ.
Xây dựng ke và nhà chờ đáp ứng diện tích cho lượng hành khách đợi xe buýt và lên xuống thuận tiện.
Với lượng khách đứng đợi trung bình vào giờ cao điểm là 304 người (năm 2015), diện tích tối thiếu cho hành khách và hành lý mang theo và tiện cho việc di chuyển là 3người/(m2 )
Như vậy với 304 người thì cần diện tích đứng tối thiếu là 304/3 = 101.3 (m2 ). Phần diện tích đáp ứng cho trao đổi hành khách là 25% diện tích đứng đợi 25% x 101.3 =25.3 (m2 )
Chiều dài bờ ke đảm bảo phương tiện vào đón trả khách thuận lợi, an toàn.
Theo quan sát tại 2 điểm dừng trên đường Lê Duẩn thì tại đây có 10 tuyến buýt đi qua nhưng tình trạng các phương tiện vào bến cùng lúc xảy ra khá nhiều (7 lần/giờ) vì thế cần xây dựng ke nhà chờ đáp ứng cho 3 phương tiện cùng vào đón trả khách.
Chiều dài bờ ke đáp ứng cho 3 phương tiện vào đón trả khách được tính như sau: + Bao gồm chiều dài phương tiện (lbuýt = 8m)
+ Khoảng cách anh toàn 2 phương tiện khi dừng (e = 3.5m) + Bán kính quy vòng phương tiện khi ra khỏi điểm dừng (RQV).
Bán kính quay vòng của phương tiện khi ra khỏi bến được tính theo công thức (tính cho đường không bố trí siêu cao)
Theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 0454 – 05: Rksc = (m)
Trong đó: in : Độ dốc ngang mặt đường (%)
: Hệ so đẩy ngang = 0.04 - 0.05, để cải thiện điểu kiện chạy xe V: vận tốc phương tiện khi ra khỏi bến (km/h)
Áp dụng tính cho xe buýt tại điểm dựng dự kiến trước khu vực ga Hà Nội:
Vận tốc ra bến là 5km/h, in = 1% thì bán kính quay vòng của xe buýt RQV = 4.9m ÷ 6,6m. Lựa chọn bán kính quay vòng lớn nhất khi thiết kế để đảm bảo độ êm thuận cho khách hàng.
Vậy chiều dài bờ ke cần áp dụng cho 3 phương tiện buýt vào đón khách là lke= 3x(lbuyt + RQV ) = 3x(8 + 6.6 ) +4x3.5 = 57.8 m ≈ 58 (m)
3.6.3 Diện tích bãi đỗ xe nằm bên quảng trường phía Bắc.
Do chỉ có tuyến 43 là có điểm đầu và cuối tại ga Hà Nội. Nhưng do diện tích khu vực ga Hà Nội bị hạn chế nên các xe tuyến 43 đỗ tại công viên thống nhất. Cùng với các tuyến buýt 11, 40, 52.
) ( 127 2 n i V − µ µ µ
Do khu vực quảng trường phía Bắc ga Hà Nội diện tích không lớn nên việc bố trí diện tích cho từng loại phương tiện dựa vào lượng hành khách tại ga có nhu cầu sử dụng.
Theo “Vũ Thị Vinh.-Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị” thì diện tích chiếm dụng của một xe như sau: Khi xe đỗ thẳng góc với đường xe chạy
+ Diện tích một xe đỗ xe con thông thường là F = (B + 0.5) (B + c) + (B+c) 2
d (m2) Hình 3.3 Diện tích cho một đỗ ô xe thẳng góc C B+C d L+8,5 L+8,5
Trong đó: L: Chiều dài thân xe thiết kế (m) B: Chiều rộng thân xe thiết kế (m)
c: Khoảng cách 2 xe liền nhau khi đỗ thẳng góc (m) theo bố trí c = 1,0;
d: Chiều rộng đường xe chạy khi đỗ thẳng góc (m) theo bố trí d = L + (0,5 ÷1) hoặc d
bằng bán kính quay vòng xe nhỏ nhất (d = Rmin)
Loại xe Chiều dài (m) Chiều rộng (m)
Ta có diện tích chiếm dụng của một xe taxi là:
Fxe taxi = (1.6 + 0,5)(1,6 + 1) + (1,6 + 1) 2
1 5+
= 14 (m2)
Diện tích đỗ xe được xác định theo công thức: ) ( .F m2 Q S = Trong đó: S: diện tích đỗ xe Q: số xe đỗ giờ 1 giờ.
F : diện tích chiếm dụng của 1 xe (m2/xe).
Diện tích khu vực có thể đổ xe tại quảng trường phía Bắc là: 16 x 68,8= 1108 (m2)
Theo bảng ( 2.15) số người có nhu cầu sử dụng taxi khi đi đến và ra ga Hà Nội là 325905 (người/năm) trong 65 % thời gian hoạt động của xe buýt từ 5h – 21h
Trong 1 ngày thì số lượng hành khách có nhu cầu đi xe con và taxi tai ga Hà Nội là 892 (người/ngày)
Trung bình thì có khoảng 2,3 (người/xe)
Số xe hoạt động phục vụ hành khách có nhu cầu tại ga Hà Nội là: 388 (xe/ngày) Trong một giờ thì có 16 xe taxi phục vụ hành khách có nhu cầu tại ga Hà Nội Diện tích đỗ taxi được xác định là:
S1=Q.F(m2) = 16 x 14 = 224 (m2)
+ Đối với bãi đỗ xe máy ( xét trong khoảng thời gian xe buýt hoạt động)
Theo tiêu chuẩn thì diện tích chiểm dụng của 1 xe máy là 2,7m.
Theo bảng ( 2.15) số người có nhu cầu sử dụng xe máy khi đi đến và ra ga Hà Nội là 3402681 (người/năm) trong 65 % thời gian hoạt động của xe buýt từ 5h – 21h
Số lượng hành khách sử dụng xe máy tại ga Hà Nội là: 9322 (người/ ngày) Trung bình thì có khoảng 2 (người/xe máy)
S2=Q.F(m2) = 145 x 2,7 = 524 (m2)
Hình 3.4 : Minh họa vị trí của khu vực đỗ xe ở quảng trường phía Bắc.
3.7. Tổ chức hệ thống giao thông.
3.7.1. Tổ chức lại hệ thống giao thông.