Thiết kế các đảo tam giác

Một phần của tài liệu việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút Láng – Láng Hạ. (Trang 75 - 77)

- Cầu Đuống: Bắc qua sông Đuống nối từ Gia Lâm sang Đông Anh.

b)Thiết kế các đảo tam giác

Đảo tam giác nếu có đá vỉa bao quanh thì phải được lùi vào so với mép đường đi là 0,5 -1(m), bán kính mũi đảo 0,5m nếu đảo nhỏ và 1,5m nếu đảo lớn.Chiều dài mỗi cạnh đảo 5m nếu đảo nhỏ và hơn 10m nếu đảo lớn.Độ cao của đá vỉa phải cao hơn mặt đường chính là từ 15 - 20cm (PGS.TS. Nguyễn Xuân Vinh, 2006).

Hình 3.5 Cấu tạo đảo tam giác

0,5 - 1,0m

R = 0,5 - 1,5m

R =0,5m

Lùi vào 1 - 2m

Hướng đường rẽ

Tuy nhiên việc bố trí dải chờ như vậy có thể làm cho người điều khiển phương tiện bị nhầm lẫn hoặc gây mất an toàn đối với người điều khiển vì vậy ta cần bố trí các thêm 1 số loại biển báo và các vạch sơn kẻ đường:

+ Tại đường rẽ vào làn chờ trên hướng Cầu Giấy – NTS bố trí biển báo hướng đi cho phép (hình a);

+ Vạch sơn phân làn nên bố trí đặt đinh phản quang để có thể dẽ nhận biết vào ban đêm (hình b),

+ Bố trí các mũi tên dẫn hướng cho các làn xe (hình c);

+ Ngoài ra cũng cần sơn kẻ các vạch vàng và đen nghiêng góc 450 để đánh dấu các vật cản trên đường hoặc vật cản gần kề phần xe chạy (hình d)...

Hình 3.6 Các loại biển báo và vạch kẻ đường sẽ dùng sau khi cải tạo nút

a)

b)

c) d)

Trình tự thiết kế pha đèn tín hiệu.

Bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xác định lưu lượng hiện tại và tính toán ra xcqđ cho năm tương lai theo các hướng ra vào nút.

Bước 2: Theo điều kiện địa hình thực tế mà có cách bố trí mặt bằng các đèn tín hiệu, chú ý đèn phải đặt ở vị trí thuận lợi mà người lái xe dễ nhận thấy.

Bước 3: Dựa vào lưu lượng của các luồng xe tỷ lệ các luồng xe rẽ trái để lập ra các pha điều khiển cho hợp lý.

Bước 4: Tính toán LLBH ( Si ) của từng làn theo từng hướng. Bước 5: Xác định hệ số lưu lượng

Bước 6: Tính toán thời gian tổn thất của từng pha, đây là thời gian chuyển pha ( tcp ) và tổng thời gian tổn thất ( tL ) của chu kỳ đèn.

Bước 7: Tính toán thời gian một chu kỳ đèn tối ưu (Co)

Bước 8: Phân bổ thời gian xanh cho các luồng xe đại diện của các pha và sau đó là thời gian xanh cho các luồng xe còn lại.

Bước 9: Tính toán năng lực thông hành của nút theo các hướng.

Bước 10: Tính thời gian chờ trung bình của một xe và chiều dài dòng xe chờ.

Bước 11: Kiểm tra lại các chỉ tiêu năng lực thông hành và thời gian chờ trung bình từ đó lựa chọn phương án tốt nhất.

Một phần của tài liệu việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút Láng – Láng Hạ. (Trang 75 - 77)