Phân bổ nhu cầu đi lại theo loại hình phương tiện.

Một phần của tài liệu việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút Láng – Láng Hạ. (Trang 40 - 42)

- Cầu Đuống: Bắc qua sông Đuống nối từ Gia Lâm sang Đông Anh.

b)Phân bổ nhu cầu đi lại theo loại hình phương tiện.

Nhìn chung, xe máy có những ưu điểm như đi lại nhanh chóng thuận tiện tiết kiệm được 75% thời gian so với xe đạp, do vậy quãng đường đi lại tăng gấp đôi (6.6 km so với 4.3 km bằng xe đạp). Hơn nữa, hệ số đi lại của xe máy là 2.6 trong 1 ngày so với 1.7 đối với xe đạp.

Mức độ sử dụng ôtô dừng lại ở mức thấp (từ 2 đến 10% thị phần) do chi phí mua ô tô đắt và phải chịu thuế cao. Hơn nữa các tuyến đường vào khu dân cư cũng bị hạn chế bởi độ hẹp của các đường phố, nhưng lượng xe ôtô vẫn tăng theo mức sống và nhu cầu ngày càng cao của người dân và điều này một phần cũng chịu sự tác động của quá trình đẩy mạnh đô thị hoá tập trung.

Theo số liệu của Sở GTCC Hà Nội, 2007 thì đi bộ và đi xe đạp chiếm 13,1%; đi bằng xe máy 58,5% ôtô con chiếm 7,6%; đi bằng các phương tiện khác 3,2% và xe buýt chỉ chiếm 17,6% tổng số các chuyến đi.

Như vậy, dòng phương tiện ở Hà Nội là dòng hỗn hợp nhiều xe máy. Hà Nội đã và đang cố gắng giảm số xe máy đăng ký trong nội thành để làm giảm số phương tiện cá nhân đồng thời quy hoạch lâu dài, nâng cao chất lượng của dịch vụ của VTHKCC, khuyến khích người dân đi lại bằng VTHKCC, dự kiến đến năm 2020 số chuyến đi bằng VTHKCC đảm nhận 22%.

2.1.3. Hiện trạng cơ cấu phương tiện

Bảng dưới đây cho thấy lượng người sử dụng phương tiện giao thông bằng xe máy ngày càng tăng so với phương tiện xe buýt:

Bảng 2.2 Thành phần các loại phương tiện

Loại phương tiện 1995 1999 2003

Đi bộ 9.0% 1.5% 1.5% Xe đạp 47.0% 31.6% 22% Xe máy 37.0% 60.3% 65% Ô tô 1.0% 2.8% 1.8% Xích lô 1.5% 1.1% - Buýt 2.5% 1.5% 9.5% Các loại khác 2.0% 1.2% 0.2%

Hình 2.3 Thành phần phương tiện qua các năm

(Nguồn: Cusset 2000, compilation Tran 2001 & TUPWS 2003)

Điều tra của IMV năm 2004 cho thấy rằng lượng người sử dụng phương tiện xe gắn máy tăng mạnh và số người sử dụng xe đạp có chiều hướng giảm, đồng thời số lượng xe ô tô và phương tiện giao thông công cộng tăng một cách đều đặn.

Một số dự báo giả thiết rằng Hà Nội sẽ hướng về một sự phân bố theo xu hướng "quốc tế", có nghĩa là một sự gia tăng rất mạnh số lượng ôtô (hơn 1100 %) song song với đó là sự phát triển một dịch vụ xe buýt (hơn 550%), ngay cả khi xe máy vẫn còn chiếm lĩnh vị trí quan trọng.

Bảng 2.3 Dự báo thành phần phương tiện đến năm 2020

Loại phương tiện 2002 2020 Biến thiên Xe đạp 1,000,000 600,000 - 40% Xe máy 1,063,027 650,000 - 39% Ô tô 22,184 280,000 1,162%

Xe buýt 644 4,200 552%

(Nguồn: C.Rosier, IMV, TUPWS, 2003) 2.1.4. Hiện trạng tổ chức giao thông của thành phố.

Một phần của tài liệu việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút Láng – Láng Hạ. (Trang 40 - 42)