Lưu lượng của các tuyến đường phố và những khó khăn trong giao thông

Một phần của tài liệu việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút Láng – Láng Hạ. (Trang 43 - 46)

- Cầu Đuống: Bắc qua sông Đuống nối từ Gia Lâm sang Đông Anh.

b)Lưu lượng của các tuyến đường phố và những khó khăn trong giao thông

Tại khu vực trung tâm, mức độ giao thông hiện nay rất dày đặc nhưng không có nhiều điểm tắc đường. Các điểm làm chậm giao thông vào giờ cao điểm có thể nhận thấy là ở Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Cầu Giấy. Tuy nhiên hệ thống đường xá vẫn còn được coi là hiệu quả vì vận tốc di chuyển trung bình vào khoảng 20 km/h, con số này còn lớn hơn nhiều so với phần lớn thủ đô các nước Châu Á.

Hình 2.4 Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên đường phố Hà Nội

Sự thông thoáng và vận tốc thương mại này là do thị phần của phương tiện giao thông hai bánh vẫn còn khá cao trong giao thông (75 %).

Trên thực tế, với làn đường rộng 3,5m, các xe hai bánh cho phép tăng năng lực giao thông (có thể dễ dàng xoay xở hơn và ít bị tắc nghẽn tại Hà nội chỉ số UVP của xe máy theo nghiên cứu của IMV năm 2004 khoảng 0.138). Kết quả các nghiên cứu đếm xe (điều tra của IMV năm 2004) gần đây cho thấy lưu lượng giao thông ra / vào trên trục tuyến của dự án rất cao, nhất là trên các đường Nguyễn Thái Học, Sơn Tây, Cát Linh, Kim Mã và Điện Biên Phủ. Vào giờ cao điểm thì lượng giao thông ở các đường này là:

 15,126 lượt một chiều ở Kim Mã.

 14,822 lượt một chiều ở Nguyễn Thái Học.  11,478 lượt một chiều ở Giảng Võ.

 11,844 lượt một chiều ở Cát Linh.  9,073 lượt một chiều ở Sơn Tây.  8,016 lượt một chiều ở Xuân Thuỷ.

Điều này cho thấy rằng việc duy trì hoạt động tốt của hệ thống đường bộ là nhờ vào tính thông thoáng của giao thông xe hai bánh. Trong bối cảnh này, tốc độ tăng trưởng khá cao của xe ô tô trong những năm tới sẽ là một nguy cơ lớn ảnh hưởng tới các điều kiện giao thông .

Và cũng cần lưu ý rằng với tỷ lệ chỉ chiếm 0.7% lượng phương tiện nhưng xe buýt đã đảm bảo cho 10% giao thông của thành phố.Sự gia tăng thị phần của giao thông công cộng đối với nhu cầu đi lại của người dân là hết sức cần thiết để khắc phục sự gia tăng lượng ô tô cá nhân.

c)Hiện trạng ATGT đô thị Hà Nội.

Theo số liệu đánh giá tình hình tai nạn giao thông đường bộ cả nước thì trong những năm qua thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố xảy ra nhiều tai nạn giao thông nhất chiếm 22% số vụ tai nạn trong cả nước.

Theo thống kê của phòng CSGT Thành phố Hà Nội, tính từ năm 2000 đến nay tai nạn giao thông đường bộ của Hà Nội có xu hướng giảm dần. Chiếm phần lớn vẫn là do xe máy và ô tô gây ra. Tai nạn xảy ra không phải vào giờ cao điểm mà vào tầm từ 12h30 đến 16h hàng ngày.

Hình 2.5 Biểu đồ về số vụ TNGT trên địa bàn Hà Nội từ năm 1995 đến 2007

Hình 2.6 Biểu đồ về số vụ TNGT theo loại phương tiện năm 2007

(Nguồn: Sở GTCC Hà Nội)

2.2. Hiện trạng nút giao đường Láng – Láng Hạ

2.2.1. Vị trí, đặc điểm hình học của nút giao đường Láng – Láng Hạa) Vị trí nút a) Vị trí nút

Nút đường Láng – Láng Hạ là nút giao của đường Láng với đường Láng Hạ (thuộc quận Đống Đa – Hà Nội). Nằm ở vị trí rất quan trọng của giao thông Hà Nội, đó là giao cắt của tuyến đường Vành Đai II và trục đường hướng tâm từ phía Hà Đông vào nội đô nên lưu lượng phương tiện qua nút là rất lớn.

Hình 2.7 Nút giao Láng – Láng Hạ

Một phần của tài liệu việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút Láng – Láng Hạ. (Trang 43 - 46)