Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng Thẩm định trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 51 - 53)

động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Thành Công

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Đối với bất kỳ hoạt động nào, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng hàng đầu.Công tác thẩm định được thực hiện bởi các cán bộ tín dụng, do vậy muốn công tác thẩm định tốt thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ, uy tín dũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng phải tốt.

- Các cán bộ tín dụng phải nắm vững quy trình nghiệp vụ tín dụng, quá trình và phương pháp thẩm định, đồng thời phải có kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về các nghiệp vụ ngân hàng và nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội có liên quan. Kiến thức, kỹ năng phải được luyện tập hàng ngày, trau dồi, nếu không dễ bị mai một. Các cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm, kỹ năng tốt thì càng phải thường xuyên nghiên cứu, học tập để sáng tạo trong công việc, tiếp thu cái mới. Đặc biệt, tài chính – tiền tệ là một lĩnh vực nhạy cảm, thường xuyên biến động, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải cập nhật thông tin, có khả năng thích ứng nhanh với cái mới, đáp ứng nhu cầu hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.

- Đối với ngân hàng: ngân hàng cần mở rộng thị trường, thu hút khách hàng. Để làm được điều đó, ngân hàng có thể thực hiện một số công việc cụ thể:

+ “Bố trí đúng người đúng việc”. Ngân hàng phải thường xuyên rà soát đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình thẩm định. Những người không đáp ứng được yêu cầu công việc cần có kế hoạch bồi

dưỡng hoặc chuyển sang nhiệm vụ khác. Bên cạnh đó, những người đang làm việc tại những bộ phận khác nhưng lại có năng lực, khả năng làm tốt trong lĩnh vực tín dụng, Chi nhánh cũng có thể xem xét, đề bạt vào vị trí phù hợp, nhằm phát huy tối đa năng lực của nhân viên, thu được hiệu quả cao nhất trong công việc.

+ Về tuyển dụng cán bộ: Trên cơ sở nhu cầu công việc, cần bổ sung cán bộ thẩm định trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiến hành tuyển chọn, bổ sung cho dủ số lượng yêu cầu, đảm bảo chất lượng trình độ cán bộ phù hợp với công việc. Chi nhánh cũng có thể thuyên chuyển vị trí những cán bộ đã có kinh nghiệm ở các bộ phận khác như QLRR, QLN,… để bổ sung cho đủ lực lượng phù hợp vào đội ngũ cán bộ tín dụng. Ngoài ra cần chú trọng vào nguồn nhân lực trẻ, tiềm năng là các sinh viên mới ra trường hoặc sắp tốt nghiệp tại các trường Đại học. Việc thu hút, đào tạo, tuyển chọn những nhân viên tương lai ngay từ khi còn ngồi ở giảng đường đại học sẽ giúp Chi nhánh có được những sinh viên giỏi, có năng lực, năng đông trước các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng mới mở khác. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng có thể quảng bá hình ảnh với lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Tại các ngân hàng khác như ACB, VPBank, Ngân hàng Đông Á, chính sách trên đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nhiều sinh viên đã được nhận vào làm việc ngay từ khi chưa tốt nghiệp và được giữ lại làm việc sau một thời gian công tác nhưng tại Ngân hàng Ngoại thương nói chung cũng như Chi nhánh Thành Công nói riêng chưa có.

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tổ chức đào tạo có hệ thống cho các cán bộ thẩm định về chuyên môn cũng như các kỳ năng khác như ngoại ngữ, quản lý, kiến thức về chính trị xã hội, Công nghệ thông tin, pháp luật, … Về hình thức tổ chức, có thể là những lớp học tập trung tại ngân hàng do các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ hội sở chính, và các chuyên gia giỏi từ các trường đại học; hoặc cử cán bộ đi học thực tế, tập huấn nghiệp vụ tại Hội sở chính hoặc các ngân hàng khác ở trong nước cũng như nước ngoài nhằm tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm,… Hầu như chưa có cán bộ thẩm định nào tại Chi nhánh

được cử đi học ở nước ngoài cũng như các trung tâm đào tạo chuyên môn. Việc tổ chức các lớp học chuyên môn chưa được triển khai. Nếu được học một cách bài bản, trong một môi trường vừa học, vừa làm như vậy, nhất định trình độ chuyên môn của các cán bộ sẽ tốt lên nhanh chóng, từ đó chất lượng công tác thẩm định chắc chắn sẽ được nâng cao. Việc luyện các kỹ năng tiếng Anh cho các cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù tiếng Anh rất quan trọng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là Ngân hàng – tài chính. Tại Ngân hàng Citibank, nhân viên được tổ chức học tiếng Anh vào giờ nghỉ trưa, để nâng cao kỹ năng. Đây là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện công tác này, đây cũng là một gợi ý hay cho Chi nhánh cũng như các ngân hàng trong nước khác thực hiện.

+ Về chính sách đãi ngộ: Ngân hàng cần có sự đãi ngộ thỏa đáng về lợi ích vật chất cũng như tinh thần đối với các cán bộ chăm chỉ, hoạt động năng nổ, làm tốt công việc được giao như: thăng lương, khen thưởng, động viên kịp thời, đề bạt, cân nhắc, thăng chức,… nhằm nuôi dưỡng nhân tài, giúp cán bộ công nhân viên yên tâm làm viêc, công tác, giữ chân những cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ vì lợi ích của bản thân , thiếu tinh thần trách nhiêm, gây thất thoát cho ngân hàng, đồng thời sẵn sàng thuyển chuyển những người không làm được việc, làm gián đoạn công việc của cả nhóm.

+ Ngân hàng phải thường xuyên cử cán bộ đi tiếp thu những quyết định mới của ngân hàng Nhà nước, Hội sở chính để có thể nâng cao nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời những thay đổi về thể chế, bắt kịp xu thế phát triển chung của ngành Ngân hàng trong nước và thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 51 - 53)