Quy trình Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 43 - 46)

2.2.1.1.Quy trình cho vay

Đề xuất cho vay

Thẩm định rủi ro

Phê duyệt khoản vay

Soạn thảo và ký kết hợp đồng

Nhập dữ liệu vào hệ thống

Rút vốn vay Quản lý và giám

sát khoản vay Điều chỉnh tín

dụng

Thu hồi nợ vay

Xử lý nợ quá hạn

Bảng 7: Quy trình cho vay

(1) (2) (3) (5) (6) (7) (4) (9) (8) P. QHKH P. QHKH P. QLN P. QLRR P. QHKH QLRR (10)

Quy trình thẩm định đối với khách hàng là doanh nghiệp, được quy định trong Quy trình tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số: 90/QĐ- NHNT.QLTD ngày 26/5/2006 (còn gọi là Quy trình 90) được áp dụng chung cho cả hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng phải tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình. Trong đó, thẩm định tài chính nằm trong bước 1 –Đề xuất tín dụng (Phòng QHKH) và bước 2 - Thẩm định rủi ro khoản vay (Phòng QLRR) của quy trình cho vay

• Đối với khách hàng đến xin vay vốn, ngân hàng bao giờ cũng thẩm định theo hai nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.

• Ngân hàng luôn bắt đầu thẩm định với các chỉ tiêu phi tài chính. Nếu thấy các chỉ tiêu này đáp ứng đầy đủ, theo quy định thì mới bắt đầu xem xét đến các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu phi tài chính gồm: Tư cách pháp nhân của khách hàng, quá trình hoạt động ra sao, mặt hàng sản xuất như thế nào, là mặt hàng cũ hay mới? nhu cầu của thị trường có lớn không, thị phần của doanh nghiệp là bao nhiêu? Ban lãnh đạo của doanh nghiệp gồm những ai, có kinh nghiệm, uy tín hay không?...

• Nếu thấy các chỉ tiêu phi tài chính đầy đủ, tốt, thì những gì phản ánh trên các chỉ tiêu tài chính mới đáng tin cậy.

• Các chỉ tiêu tài chính như: phân tích các chỉ số (tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ sinh lời, tỷ lệ rủi ro,…) phân tích phương án vay (có khả thi hay không, có phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của địa phương hay không? Độ tin cậy của các chỉ số như thế nào,… ); ngân hàng còn kiểm tra về tài sản đảm bảo (giấy tờ như thế nào, chủ sở hữu chính thức là ai, giá trị còn lại như thế nào,…) nhằm tăng cường khả năng thu hồi vốn và lãi cho ngân hàng. Thông thường, đối với những báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, nếu đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán chuyên nghiệp thì sẽ có độ tin cậy cao hơn so với các doanh nghiệp không được kiểm toán.

2.2.1.2. Quy trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp vay vốn:

(1) Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp

• Đánh giá tài sản của doanh nghiệp

• Đánh giá các khoản nợ

• Đánh giá các tỷ lệ

(2) Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh.

• Giá trị hiện tại ròng (NPV)

• Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)

• Thời gian hoàn vốn (PP)

• Phân tích độ nhạy của dự án Đánh giá:

Quy trình thẩm định mà Chi nhánh áp dụng (theo Quy trình 90) đã có những quy định chi tiết hơn, hướng dẫn cán bộ tín dụng thực hiện so với quy trình cũ (quy trinh 130). Tỷ lệ khách hàng là doanh nghiệp được vay vốn tăng về số lượng và tỷ trọng so với khách hàng cá nhân. Nếu 2005, Chi nhánh chỉ có 55 khách hàng là doanh nghiệp, chiếm 35% thì đến năm 2007, tỷ lệ này là 40%, toàn chi nhánh có 93 hồ sơ doanh nghiệp vay vốn. Điều này cho thấy Quy trình tín dụng mới đã phần nào nới lỏng về điều kiện vay vốn cho khách hàng.

Ưu điểm của Quy trình thẩm định hiện nay của Chi nhánh là có sự tách bạch giữa hai bộ phận độc lập là Bộ phận thẩm định và Bộ phận Quản lý rủi ro. Đối với những khách hàng có đề xuất tín dụng trên 10 tỷ thì cần phải để Bộ phận quản lý rủi ro thẩm định.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong Quy trình 90, gây khó khăn cho công tác thẩm định tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy trình này còn phức tạp, phải qua nhiều khâu (thẩm định - quyết định đầu tư – phê duyệt), nhiều phòng ban, nên không tránh khỏi bất đồng quan điểm. Bên cạnh đó, đây không phải là công việc của một cá nhân, mỗi cán bộ tín dụng lại có phương pháp riêng để thẩm định, dẫn đến có những ý kiến khác nhau, gây nhiều tranh cãi. Vì ngân hàng cho vay phải dựa trên các nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và sinh lời, việc ra quyết định cho vay cần được xem

xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng. Để đi đến thống nhất ý kiến trước khi ra quyết định, các cán bộ tín dụng mất rất nhiều thời gian. Chính điều này làm ảnh hưởng tới tiến độ làm việc của Ngân hàng cũng như thời gian của khách hàng, dẫn đến có thể mất cơ hội đầu tư.

- Về cơ chế phân công trách nhiệm trong thẩm định giữa bộ phận thẩm định và bộ phận đầu tư còn chưa được rõ ràng, chưa có sự liên kết giữa 2 bộ phận, mỗi bộ phận tiến hành thẩm định riêng, gây mất thời gian, chồng chéo công việc.

- Việc thẩm định qua nhiều khâu, đòi hỏi nhiều giấy tờ, thủ tục làm cho khách hàng chán nản, gây cho khách hàng cảm giác là ngân hàng không tin tưởng ở mình, khách hàng có thể chấp nhận một lãi suất cao hơn ở các NHTM CP khác, đòi hỏi ít thủ tục hơn, dẫn đến nguy cơ ngân hàng sẽ bị mất khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 43 - 46)