Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình OTC ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam (Trang 48 - 52)

III. LỰA CHỌN MÔ HÌNH OTC Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1.Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình OTC ở Việt Nam.

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình OTC ở Việt Nam. Việt Nam.

Một thị trường OTC chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được hoạt động trong một nền kinh tế có một hệ thống hạ tầng cơ sở phù hợp với những nội dung thuộc về các yếu tố chủ quan và khách quan của TTCK nói chung và thị trường OTC nói riêng.

1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), với chính sách đa dạng hoá các loại hình sở hữu, mở cửa kinh tế trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời vẫn giữ được bản sắc dân tộc, văn hoá, kinh tế.., chúng ta đã hình thành nên các khu vực kinh tế khác nhau.

Khu vực kinh tế Nhà nước. Việc chấn chỉnh và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, phân loại và tiến hành CPH những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng khắc phục hậu quả, sẽ đem đến một nguồn

hàng hoá rất lớn cho thị trường OTC do số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất đáng kể.

Trong 10 năm qua, số lượng DNNN đã giảm từ 12.000 năm 1990 xuống còn khoảng 5.571 doanh nghiệp năm 2000. Phần lớn sự giảm này được thực hiện từ năm 1994 trở về trước. Từ năm 1998 đến nay đã có 711 doanh nghiệp được CPH*. Chính sách đổi mới, sắp xếp lại các DNNN trong thời gian vừa qua đã khắc phục được một phần bù lỗ của ngân sách Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp từ chỗ thua lỗ hoặc hoà vốn đã chuyển sang kinh doanh có lãi, có tích luỹ và nộp ngân sách.

Tuy nhiên, vì chính sách đối với người lao động ở các DNNN chưa được giải quyết triệt để (kể cả người quản trị và điều hành) và các doanh nghiệp đều ở trong tình trạng thiếu vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Đây là khu vực kinh tế với nhiều loại hình sở hữu khác nhau và hoạt động tương đối năng động trên nhiều lĩnh vực. Trong đó phải kể đến loại hình công ty cổ phần, đây là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nơi cung cấp loại hàng hoá quan trọng nhất cho thị trường OTC (cổ phiếu).

Khu vực kinh tế của người nước ngoài, hoặc có sự tham gia của người nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp lớn, có tiềm năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hoạt động dưới hình thức góp vốn để thành lập công ty liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, do vậy không được phép phát hành cổ phiếu.

Trong tương lai, với xu thế mở cửa và hội nhập, khi loại hình doanh nghiệp này được phép phát hành cổ phiếu, đây sẽ là những đối tượng rất có tiềm năng về cung cấp hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường chứng khoán.

Hoạt động của hệ thống tài chính: Tiến trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 80 đã đạt được những thay đổi quan trọng cả về hình thức lẫn cơ cấu. Hệ thống ngân hàng một cấp đã được thay thế bằng hệ thống ngân hàng 2 cấp. Các bộ phận khác của hệ thống ngân hàng - các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập sau năm 1990, khi mà các điều luật cho phép hoạt động thông qua.

Về các loại hình quỹ đầu tư: Tính đến đầu năm 2007, trên cả nước có 7 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động và tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, đó là các quỹ Việt Nam Beta Fund (Anh) vốn huy động 68 triệu USD; Finansa Thai VietNam Frontier Fund (ThaiLan) số vốn huy động 50 triệu USD; Beta Mekong Fund (ThaiLand) vốn huy động 25 triệu USD... Nói chung, các quỹ đầu tư này hoạt động rất hạn chế, nếu như không muốn nói là gặp rất nhiều khó khăn, do không sử dụng hết vốn trong khi TTCK còn rất sơ khai để chuyển nhượng các chứng chỉ đầu tư.

Về hoạt động bảo hiểm: các rào cản đã từng bước được nới lỏng trên cơ sở nghị định số 100/CP của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, và mới đây là Luật kinh doanh bảo hiểm (2000). Quy định mới đã cho phép các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nội dung bảo hiểm đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, doanh số bảo hiểm ngày càng tăng. Như vậy, với một thị trường bảo hiểm còn đầy những tiềm năng và trong một xu thế hội nhập và phát triển không ngừng, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là những đối tượng tiềm năng cung cấp hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường chứng khoán.

Về hệ thống kế toán, kiểm toán: Đã có các quy định pháp lý nhất định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và kiểm toán và lĩnh vực này hiện đang tăng trưởng rất nhanh theo xu thế hội nhập. Một số công ty kiểm toán Việt Nam đã đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, uy tín đối với các khách hàng

trong và ngoài nước không ngừng được nâng cao, trong khi những rào cản đối với các công ty kiểm toán nước ngoài cũng từng bước được dỡ bỏ. Hiện tại các công ty kiểm toán nước ngoài đã được phép kiểm toán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty cổ phần kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính, các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài (sẽ chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần), công ty Nhà nước (sẽ cổ phần hoá) sẽ cung cấp hàng hoá chất lượng cao thị trường OTC .

1.2. Hệ thống luật pháp

Hiến pháp Nhà nước năm 1992 đã xác định chế độ kinh tế của Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhiều đạo luật cần thiết trong cơ chế kinh tế mới đã được ban hành, như Luật dân sự, Luật lao động, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật ngân hàng Nhà nước v.v.. Đồng thời, chúng ta cũng đã ban hành Nghị định 48/NĐ - CP về CK và thị trường chứng khoán. Luật doanh nghiệp cũng đã được sửa đổi cho phù hợp với việc phát triển TTCK.

1.3. Yếu tố tâm lý, con người

Đối với công chúng Việt Nam, những kiến thức căn bản về CK hay TTCK còn rất hạn chế, thậm chí trong một bộ phận không ít dân chúng cho rằng TTCK là một canh bạc, là nơi những kẻ môi giới thực hiện những hành vi bỉ ổi của mình, và họ tẩy chay thị trường chứng khoán.

Xây dựng một thị trường OTC có kỹ thuật hiện đại chưa hẳn đã là hoàn thiện khi sự hiểu biết về thị trường của công chúng còn hạn chế. Hơn nữa, để có khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước, thị trường OTC phải đặt trong một môi trường có chế độ chính trị, kinh tế, tiền tệ ổn định và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Do đó, vấn đề chính là phải kiểm soát được lạm phát, hoàn

chỉnh hệ thống luật pháp, xác định rõ ràng hệ thống chính sách và đảm bảo giữa các nhà đầu tư đều có quyền bình đẳng và lợi thế về thông tin như nhau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam (Trang 48 - 52)