IV.2 MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và một số định hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng (Trang 77 - 88)

III- ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG:

IV.2 MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:

8 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

IV.2 MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:

CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có một tình hình tài chính khả quan mang tính lành mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tình hình tài chính là một mục tiêu của

mọi doanh nghiệp. Đó là vấn đề rộng lớn mang tính cấp bách, liên quan và thúc đẩy lẫn nhau.

Tình hình tài chính tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp và ngược lại. Để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày càng cao đòi hỏi Công ty luôn tìm tòi áp dụng các biện pháp tải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh như:

+ Biện pháp hoàn thiện tổ chức quản lý + Biện pháp tăng doanh thu

+ Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Đứng trên góc độ là một sinh viên, em chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất và có những nhận xét cơ bản về tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng mà thôi. Do vậy những ý kiến nghị mang tính đề xuất sau đây cũng chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất địng nào đó nó càn được đặt trong mối quan hệ với tình hình thực tế luôn phát sinh và biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp thì mới có giá trị.

Thứ nhất: Tăng vốn bằng tiền và giảm các khoản phải thu như thế mới chủ động được về vốn trong kinh doanh, hạn chế việc khách hàng chiếm dụng vốn, đảm bảo chỉ tiêu thanh toán nhanh. Công ty có những biện pháp điều chỉnh lượng vốn lưu động trong khâu dự trữ cho hợp lý. Ngoài ra lượng hàng thành phẩm tồn kho cao nếu không giải toả nhanh sẽ gây ứ đọng vốn và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một mặt Công ty phải tập trung nâng cao chất lượng hàng hoá, tích cực chủ động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để lôi kéo khách hàng như vậy mới có thể tiêu thụ được hàng hoá.

Thứ hai: Việc sử lý các khoản mục tồn kho cuối năm 2000, hàng tồn kho chiếm 46,94% trong tổng số vốn lưu động. Đây là một tỷ lệ khá cao của vốn lưu động trong khâu dự trữ. Nếu khắc phục được khâu này sẽ giảm được thời gian dự trữ tăng tốc độ luân chuyển đồng vốn có hiệu quả.

Thứ ba: Qua phân tích số liệu ta thấy việc tồn đọng công nợ chủ yếu là công nợ nội bộ trong nghành. Công ty có thể khai thác triệt để hình thức thu lợi bù trừ với các đơn vị trong ngành để giảm nợ hai bên phải thu, phải trả như vậy không những Công ty thu hồi được công nợ giảm khoản bị chiếm dụng vốn mà còn thực hiện thanh toán đáng kể các khoản phải nợ phải trả, như vậy không những làm lành mạnh hoá tài chính bản thân doanh nghiệp mà Công ty còn có điều kiện tập trung thanh toán các khoản nghĩa vụ với người lao động ( về tiền lương ) kịp thời và các khoản nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước khôi phục uy tín của một doanh nghiệp.

Để giúp cho Công ty trong công tác thanh toán được tiến hành nhanh chóng trong điều kiện kinh tế như hiện nay đòi hỏi phải có đội nhũ làm công tác tiêu thụ khéo léo linh hoạt, kiên quyết để giải quyết bán được hàng nhưng phải tìm biện pháp thu được tiền hàng tránh tồn đọng nhiều. Đặc biệt Công ty có những quy định về thời hạn thanh toán, chiết khấu, có biện pháp về cơ chế tài chính để khuyến khích khách hàng trả tiền nhanh chóng. Như vậy sẽ tránh được khách hàng chiếm dụng vốn.

Để có được những đề xuất mang tính chất thực tiễn, phù hợp với Công ty trong tương lai chúng ta cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Biện pháp 1: Tăng doanh thu

Điểm đầu tiên cần quan tâm chính là chỉ tiêu doanh thu thuần, thời gian này doanh thu thuần của Công ty là khá lớn và có xu hướng tăng nhiều trong những năm tới. Doanh thu này là giá trị thu được từ doanh số bán hàng nhập khẩu, từ xuất khẩu và một số các hoạt động khác. Điểm tiếp theo chính là sự biến động của giá vốn hàng bán. Đây là giá trị hàng nhập khẩu tự doanh cùng với giá mua trong nước để xuất khẩu tự doanh của Công ty... giá vốn hiện nay có xu hướng tăng nhanh về tỷ trọng so với doanh thu thuần. Nguyên nhân thứ nhất là do hiện tượng cạnh tranh mua hàng trong nước rất gay gắt, Công ty phải đối phó với rất

nhiều đối thủ cạnh tranh cũ và mới. Đây là hệ quả tất yếu của chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước, phần khác do các chi phí vận chuyển nội địa tăng, biểu thuế nhập khẩu và hạng ngạch của Chính phủ cũng là nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán, một nguyên nhân nữa là do sự mất giá và không ổn định của VND so với USD làm tăng chi phí vận chuyển quốc tế, tăng giá bán hàng nhập khẩu...

Mặt khác phương thức nhập và xuất hàng của Công ty cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới giá vốn. Thông thường khi nhập khẩu Công ty thường dùng giá CIF vì điều kiện vận chuyển của ta không bằng nước ngoài, hơn nữa thời gian vận chuyển thường khá lâu trong khi giá cả biến động từng ngày từng giờ còn khi xuất khẩu Công ty thường xuất giá FOB. Công ty cũng có ý định mở rộng phương thức xuất nhập khẩu, có thể đi tới xuất CIF hoặc nhập FOB do sự ra đời của nhiều công ty vận chuyển cũng như điều kiện vận chuyển tốt hơn dễ dàng và đơn giản hơn so với trước.

Ý thức của sự ảnh hưởng rất lớn về vấn đề phát sinh chi phí và sự tăng nhiều của giá vốn đến kết quả kinh doanh của Công ty hàng năm nên bộ phận quản lý tài chính rất chú ý đến việc tiết kiệm chi phí kinh doanh. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nhất là do biến động không tích cực của doanh thu và giá vốn hàng bán nên lợi nhuận của Công ty không những không tăng mà lại giảm rất nhiều trong 3 năm qua. Lợi nhuận này làm tăng vốn chủ sở hữu của Công ty lên 7.012.287.995 đồng. Tuy nhiên mặc dù có nhiều cố gắng song do lợi nhuận giảm nhiều nên có những ảnh hưởng không tốt đến các chỉ số về doanh lợi và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình doanh thu tại Công ty trong những năm gần đây ta cần nắm các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn và kết quả kinh doanh qua các năm 1998, 1999, 2000.

- Năm 1998 là năm Công ty kinh doanh có hiệu quả nhất, chỉ tiêu doanh thu thuần là 17.668.000.000 đồng tuy kém năm 2000 nhưng so giá vốn hàng hoá

cộng lại với các chi phí phát sinh nhỏ nên lợi nhuận sau thuế của năm này là lớn hơn cả trong 3 năm, trong khi đó năm 1999 doanh thu thuần giảm 88,6% so với năm trước tức là 15.037.000.000 đồng. Đây là năm có doanh thu thấp nhất vì số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu tăng nhiều trong khi sản xuất chưa phát triển kịp, hàng của Công ty bị hạn chế và chịu sức ép cạnh tranh, hàng nhập khẩu tuy nhiều nhưng sức mua của nhân dân bị hạn chế do hàng thay thế xuất hiện nhiều. Bởi vậy tỷ trọng giá vốn cao hơn làm lợi nhuận của Công ty năm này giảm 2.002.000.000 đồng tức chỉ còn 77,4% so với năm 1998. Sự suy giảm này là dấu hiệu đáng lo ngại cho tình hình tài chính của Doanh nghiệp do vậy Công ty cần phải xem xét lại công tác quản lý của mình. Sang năm 2000 lợi nhuận vẫn tiếp tục giảm rất lớn chỉ còn 79.9% so với năm 1999 trong khi giá trị của doanh thu thuần tăng nhiều với số tuyệt đối là 20.154.727.500 đồng và số tương đối là 134,3%. Tuy nhiên song song với nó giá vốn cũng tăng và còn tăng nhiều hơn doanh thu thuần. Liên hệ với tình hình trong nước và quốc tế năm 2000 ta thấy rằng đó là những ảnh hưởng sau:

+ Do sự biến động của hệ thống ngân hàng và của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, một số bạn hàng trong nước gặp khó khăn nên Công ty cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

+ Thị trường vẫn đang có nhiều biến động không có lợi cho sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng, do cạnh tranh không lành mạnh của nhiều công ty trong nước và nước ngoài đẩy giá vốn và chi phí của Doanh nghiệp lên cao.

- Năm 1998 là năm công ty phải giải quyết một lượng hàng tồn kho của năm 97 để lại trị giá lên tới 32.690.311.000 đồng do vậy tỷ lệ vòng qoay kho thấp .Do đó công ty áp dụng một số biện pháp quản lý dự trữ và tiêu tụ tính toán mua vừa đủ hàng, không mua quá nhiều, tránh để lâu hàng xuống cấp hoặc hư hao mất mát. Công ty cũng sử dụng các đòn bẩy kinh tế, quảng cáo, khuyến mại, khuyến mãi, chào mời khách... Nhìn từ góc độ tài chính doanh nghiệp thì đó là bước đầu trong chu trình quản trị vốn hoạt động kinh doanh của Công ty. Kết

quả là sang năm 1999 lượng hàng trong kho luân chuyển nhanh chóng và tồn đọng ít hàng hơn năm trước là 4.850.708.000 đồng tức 91,3% so với đầu kỳ năm 1998. Tuy số vòng quay kho năm 1999 nhỏ hơn năm 1998 ( 5,76 vòng so với 5,93 vòng ) vì doanh thu thấp hơn nhưng nhờ đó sang năm 2000 số vòng quay kho tăng lên 6,88vòng/năm tức 52,3 ngày/vòng. Tuy đây không phải là một tốc độ lý tưởng đối với một doanh nghiệp thương mại, nhưng nó cũng cho thấy kết quả đáng mừng trong công tác quản lý hàng hoá dự trữ của Công ty.

Tóm lại, ta có thể thấy trong 2 năm 1998 & 1999, Công ty hoạt động kinh doanh có phần khó khăn. Doanh lợi và doanh thu năm 1999 giảm so với năm 1998, còn năm 2000 mặc dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận vẫn ngày càng giảm. Nguyên nhân chính là chi phí vốn rất cao nay lại càng tăng không ngừng tuy có ảnh hưởng không nhỏ của môi trường kinh doanh nhưng cũng một phần Công ty không có biện pháp gì làm mức tăng của chi phí giảm.

Từ khi thành lập đến nay Công ty Thương mại dịch vụ & xây dựng Hải Phòng cố gắng nâng cao hiệu quả kinh tế của mình qua các năm. Công ty đã sử dụng rất nhiều biện pháp trong đó có những biện pháp đem lại hiệu quả rõ rệt. Song trong tình hình hiện nay của thị trường Công ty cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để duy trì được những kết quả tốt trong những năm tới, không để cho hiệu quả của Công ty đi xuống. Do vậy, các biện pháp này thường nhằm vào các vấn đề sau:

- Về thị trường và khách hàng: Công ty nên nghiên cứu và tìm cách mở rộng thị trường và thương nhân, tăng cường bám sát thị trường nội địa, tìm thêm các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng phải áp dụng các phương thức kinh doanh, thanh toán mềm dẻo linh hoạt. Ví dụ như nếu khi nhập khẩu, do tỷ giá USD/VNĐ tăng thì Công ty sẽ không trực tiếp trả bằng USD mà trả bằng hàng hoá trong nước ... Mặt khác, để thu được kết quả tốt hơn Công ty cần phải tăng cường XNK tự doanh hơn nữa, chú trọng bán hàng vào các thị trường khác ngoài ASEAN như Mỹ, Trung Quốc, Nga....

- Về xuất khẩu: Công ty nên duy trì và đẩy mạnh phát triển xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Công ty như hàng may mặc, nông sản, vật tư ... Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản theo chủ trương của Nhà nước, đầu tư chiều sâu nhằm nâng giá trị hàng xuất khẩu, làm chắc nguồn hàng như đầu tư chế biến quế, kén sắn, liên doanh chế biến chè, sản xuất chế phẩm từ cây dừa...

Năm 2000 Công ty có kế hoạch tăng xuất khẩu 32% so với năm 1999 do đó cần phải có sự chuẩn bị chu đáo các nguồn cung ứng, mở rộng mặt hàng. Đây là bước nối tiếp có phát triển truyền thông bám địa phương của Công ty. Ngoài ra Công ty nên tìm và khai thác hợp lý các cơ hội để có chỗ đứng trong thị trường của các mặt hàng lạc, tiêu, cà phê...

- Về nhập khẩu: Kế hoạch nhập khẩu năm 2000 tăng 18% so với năm 1999 mặc dù đã có kế hoạch hạn ngạch hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Do đó công ty sắp tới sẽ phải tập trung vào khai thác nhu cầu nhập máy móc thiết bị dùng cho nông nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu tăng lên trong lĩnh vực nông nghiệp và để giúp ích cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đón trước yêu cầu này Công ty nên chủ động tìm kiếm các đối tác, các nguồn hàng để kịp thời cung cấp trang thiết bị đúng chủng loại đúng yêu cầu của người dân.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: Dựa trên kết quả kinh doanh của năm 1999 bổ sung vào nguồn vốn, Công ty sẽ tiếp tục duy trì và phát triển nguồn vốn để tăng hiệu quả kinh doanh và học tập cách kinh doanh quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một DNTM nên kết quả phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu bán hàng, do vậy việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đối với Công ty là vấn đề thiết yếu. Chính vì thế việc tìm ra một phương pháp quản trị VLĐ sao cho thật sự có hiệu quả sẽ là giải pháp tốt nhất. Phương pháp này phải được xây dựng trên cơ sở của các ý kiến đóng góp và trên thực tiễn tình hình kinh doanh. Có thể chia nhỏ VLĐ và giao quyền sử dụng vốn đó theo khả năng cũng như nhu cầu của từng phòng. Bởi vì nếu không tự chủ trong sử dụng vốn, phụ thuộc nhiều vào

quyết định của cấp trên thì các phòng bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt. Hoặc một cách khác nhằm giảm số ngày chu chuyển của VLĐ là tăng nhanh tốc độ thu hồi vốn và quản trị chặt chẽ các khoản phải thu và nợ phải trả. Trong cơ chế thị trường thì tín dụng thương mại là một tất yếu do đó vấn đề cơ bản là quản trị nó như thế nào để không bị ảnh hưởng đến tính tự chủvề mặt tài chính, không ảnh hưởng đến bạn hàng và không để bạn hàng ảnh hưởng đến mình. Vậy nên công việc quan trọng của nhà quản trị tài chính ở đây là phải phối kết hợp một cách khéo léo giữa các khoản phải thu và khoản phải trả, tính toán sắp xếp các khoản phát sinh mới và khoản tín dụng cũ để có được nguồn vốn sử dụng khi cần và thanh toán nợ đúng ạn. Ta thấy rằng việc ổn định tín dụng thương mại rất quan trọng vì nó sẽ tạo nên sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, do đó Công ty nên thực hiện thu chi đều đặn, đan xen phù hợp với tình hình tiêu thụ của Công ty.

Không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi xí nghiệp của mình, Công ty nên tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác với các xí nghiệp làm hàng may mặc xuất khẩu của các địa phương, không nên ngần ngại giúp đỡ họ cả về thị trường và về vốn để thúc đẩy sản xuất, qua đó cũng giúp cho Công ty có nguồn đầu vào tốt hơn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo chiến lược chung của chính phủ những năm tới đây.

- Công ty nên sử dụng các biện pháp lấy ngắn nuôi dài, mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đại lý, các cửa hàng kinh doanh bán lẻ và các dịch vụ khác để khai thác tiềm năng của Công ty, tạo thêm công ăn việc làm cho CBCNV, tăng thu giảm chi và có kế hoạch tạo đà phát triển kinh doanh dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và một số định hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng (Trang 77 - 88)