- Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
4.3. Một số giải pháp
› Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực trong thẩm định giá trị doanh nghiệp của công ty
Mục tiêu của giải pháp: Giúp cho thẩm định viên, chuyên viên thẩm định giá nâng cao hiểu biết về tài chính doanh nghiệp, các vấn đề kinh tế để có thê thực hiện tốt nhất về thẩm định giá trị doanh nghiệp. Đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng đủ nhu cầu thẩm định giá của khách hàng.
Nội dung giải pháp:
- Tuyển dụng thêm các chuyên viên phân tích tài chính, sau đó đào tạo họ thêm về nghiệp vụ thẩm định giá, tạo mọi điều kiên thuận lợi cho họ học tập và nghiên cứu như hỗ trợ chi phí, song phải có những điều kiện cam kết làm việc lâu dài cho công ty sau khi hoàn thành việc đào tạo.
- Công ty nên tận dụng nguồn lực trong xã hội như thuê chuyên gia, tuyển cộng tác viên.
- Công ty có thể tự đào tạo, bởi vì chuyên gia về tài chính đã có sẵn trong công ty đó là các chuyên gia như anh Hồ Đắc Hiếu, Lê Xuân Vinh,…
- Công ty nên trang bị cho mình một tủ sách và thảo luận với các loại sách kinh tế, tài chính hữu ích cho thẩm định giá doanh nghiệp và các loại sách khác liên quan đến lĩnh vực thẩm định. Đó cũng là nơi các nhân viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với nhau, tạo bầu không khí thoải mái cho các nhân viên thõa sức thể hiện tư duy suy nghĩ của mình. Tổ chức các buổi thảo luận có tính định kỳ, có thể một tuần một lần. Đặc biệt sau mỗi lần hoàn thành một hồ sơ thẩm định, cần tổ chức buổi họp đánh giá và rút kinh nghiệm để lần sau có hiệu quả hơn.
- Giới thiệu và khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, tài chính doanh nghiệp. Điều này vừa tốt cho công ty, vừa tốt cho cá nhân những người tham gia.
- Có những phần thưởng xứng đáng cho những cá nhân xuất sắc, khuyến khích các nhân viên có ý thức tự tìm tòi và phát triển tư duy sáng tạo. Tổ chức các phong trào thi đua trong công ty vào những tháng có sự kiện lớn.
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới như Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, Hiệp hội các tổ chức thẩm định giá quốc tế, Hiệp hội thẩm định giá ASEAN,…
Khó khăn khi thực hiện: Mặc dù đã đưa ra được những giải pháp đó nhưng để thực hiện được cũng rất khó khăn. Thứ nhất là cần nhiều thời gian và công sức. Thứ hai là nguồn tài chính của công ty có đủ đáp ứng cho chi phí thực hiện hay không? Bởi vì để thực hiện được những giải pháp trên cần một khoản chi phí không ít.
› Giải pháp về nguồn thông tin dữ liệu
Mục tiêu của giải pháp: Làm đa dạng hơn, phong phú hơn nguồn thông tin, nâng cao chất lượng và độ tin cậy của thông tin góp phần đảm bảo tính chính xác khi thẩm định giá.
Nội dung giải pháp:
- Công ty cần lưu trữ nguồn dữ liệu từ những hồ sơ đã thẩm định. Nhân viên công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để đảm bảo tính chính xác nguồn thông tin, phải tìm hiểu, thu thập thông tin về các loại tài sản của doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về các loại hình doanh nghiệp nhằm hỗ trợ công tác thẩm định giá thuận lợi hơn.
- Xây dựng và lưu trữ thông tin bằng các phân mềm tin học như Evernote, Knowledgeworkshop và một số phần mềm khác để dễ dàng tìm kiếm mỗi khi cần.
- Trao đổi thông tin về lĩnh vực thẩm định giá với các công ty thẩm định khác, nhằm làm giàu nguồn thông tin.
Khó khăn khi thực hiện: Để xây dựng được một nguồn thông tin cũng cần có nhiều thời gian thu thập và cả tiền bạc cho việc thực hiện. Việc trao đổi thông tin với các công ty thẩm định giá khác không phải dễ dàng vì tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên vấn đề trao đổi thông tin giữa các công ty với nhau là rất tốt để thúc đẩy ngành thẩm định giá ở Việt Nam phát triển hơn.
› Giải pháp khắc phục hạn chế về xác định giá trị tài sản hữu hình trong phương pháp tài sản khi thẩm định giá trị doanh nghiệp
Mục tiêu của giải pháp: Nhằm nâng cao tính chính xác trong việc xác định giá trị tài sản hữu hình, giúp kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp đúng và sát thực hơn.
Nội dung giải pháp:
- Đối với các tài sản hữu hình như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công trình xây dựng,… thì chuyên viên thẩm định cần mô tả đầy đủ chi tiết, tỷ lệ các bộ phận chính, đánh giá chất lượng còn lại phải có logic khoa học, quan sát đánh giá hiện trạng, thời gian thực tế đang sử dụng chứ không chỉ dựa trên sổ sách kế toán, từ đó đánh giá đúng giá trị hao mòn của tài sản.
- Trang bị các thiết bị hỗ trợ cần thiết cho nhân viên khi đi thực hiện khảo sát đánh giá thực trạng như thước đo, các loại máy đo nhiệt độ, đo bề dày,….
- Chuyên viên thẩm định phải tìm hiểu thực tế các tài sản lưu động để so sánh với sổ sách kề toán xem có phù hợp không, xem xét kỹ các khoản vốn lưu động, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm cần thẩm định giá.
Khó khăn khi thực hiện: Khi đi thực tế khảo sát thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin, một số thông tin do doanh nghiệp cung cấp không rõ ràng. Các loại máy móc, thiết bị của doanh nghiệp khi đi thực tế thì đa số là không được vận hành, không quan sát đánh giá được xem nó vận hành thế nào nên khó xác định được chất lượng còn lại.
› Giải pháp về sử dụng các phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp
Mục tiêu giải pháp: Giúp doanh nghiệp sử dụng thêm những phương pháp thẩm định khác góp phần nâng cao uy tín, tính thuyết phục của kết quả thẩm định giá đối với khách hàng.
Nội dung giải pháp:
- Khi tiến hành thẩm định cần sử dụng cả hai phương pháp, phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu để so sánh kết quả của từng phương pháp và đưa ra giá trị cuối cùng.
- Ban lãnh đạo cần nghiên cứu và phổ biến thêm các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp ngoài phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền
chiết khấu như phương pháp chiết khấu dòng cổ tức theo từng giai đoạn, phương pháp Goodwill( định giá lợi thế thương mại)….
Khó khăn khi thực hiện: Mặc dù thẩm định giá doanh nghiệp có nhiều phương pháp để thẩm định, song ngành thẩm định giá ở Việt Nam còn non trẻ, chất lượng nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định giá chưa cao và còn thiếu. Ngoài ra, khung pháp lý ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến việc áp dụng nhiều phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nếu công ty thực hiện được những giải pháp này thì đồng nghĩa với công ty là có thể đi đầu trong lĩnh vực thẩm định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam.
› Giải pháp trong việc xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp
Mục tiêu của giải pháp: Giúp công ty xác định giá trị doanh nghiệp tốt hơn khi thẩm định giá doanh nghiệp.
Nội dung giải pháp: