Những khó khăn và hạn chế trong thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam (Trang 53 - 56)

- Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá

b) Những vấn đề tồn tạ

3.1.2. Những khó khăn và hạn chế trong thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam

ngành thẩm định giá Việt Nam sánh ngang với các nước phát triển trên thế giới.

3.1.2. Những khó khăn và hạn chế trong thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam Việt Nam

Mặc dù thẩm định giá trị doanh nghiệp đã có những bước tiến quan trọng, nhưng đối với Việt Nam, ngành thẩm định là một ngành mới nên không thể tránh khỏi những khó khăn và hạn chế.

+ Về cơ sơ pháp lý: Tuy một số văn bản pháp quy chủ yếu đã được ban hành,

tạo điều kiện pháp lý cho việc hình thành và tổ chức hoạt động thẩm định giá nhưng việc thể chế hóa các quy định về thẩm định giá, quy định trong Pháp lệnh giá còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. Vì thế rủi ro nghề nghiệp trong hoạt động thẩm định giá luôn có khả năng xảy ra. Văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá còn thiếu đồng bộ, các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm ban hành, do vậy ít nhiều cũng gây khó khăn cho việc thực hiện hoạt động thẩm định giá. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động thẩm định giá còn có sự chưa nhất quán, thậm chí còn mâu thuẫn nhau; điều đó đã gây nhiều bất cập, lúng túng trong việc chỉ đạo hoạt động thẩm định giá, cụ thể là quy định về hoạt động thẩm định giá tài sản theo quy định của Pháp lệnh giá và Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3 tháng 8 năm 2005 của chính phủ về thẩm định giá không đồng nhất với việc quy định giá bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bất động sản.

Mặc dù Bộ đã đưa ra 2 phương pháp chủ yếu để thẩm định giá trị doanh nghiệp nhưng phương pháp dòng tiền chiết khấu ít được sử dụng và khó áp dụng vào thực tế.

+ Về nguồn thông tin và dữ liệu: Cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp hầu như còn sơ khai và rất thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu nên chưa đủ điều kiện hình thành được hệ cơ sở dữ liệu chung về tài sản thuộc Bộ Tài chính. Việt Nam chưa xây dựng được trung tâm cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường cho hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp và tài sản toàn quốc. Thông tin giá cả, cung, cầu thị trường tài sản sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ thẩm định giá còn hạn chế về nguồn thông tin, độ tin cậy chưa cao, ảnh hưởng nhất định đến độ chính xác của mức giá tài sản cần thẩm định.

+ Về nguồn nhân lực: Xã hội chưa nhận thức được vai trò của nghề thẩm định giá. Ít người có xu hướng muốn vào học chuyên ngành này do tỷ lệ xin được đúng việc làm sau tốt nghiệp thấp. Sinh viên tốt nghiệp ngành thẩm định giá các trường đại học là một trong các nguồn nhân lực rất quan trọng cung cấp nhân lực

cho thị trường thẩm định giá tài sản trong tương lai. Tuy nhiên, số lượng sinh viên nhập học ngành này quá ít so với nhu cầu thị trường; việc đào tạo dài hạn hàng năm của các trường còn có tính chất thăm dò, chưa hình thành định hướng chung dài hạn trong việc tạo nguồn nhân lực cho hoạt động thẩm định giá trong 5-10 năm tới. Đội ngũ giảng viên chuyên ngành thẩm định giá còn mỏng, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành thẩm định giá.

+ Về trình độ chuyên môn: Cả một thời gian dài việc bồi dưỡng kiến thức cho

thẩm định viên chưa được thường xuyên, mới chỉ thực hiện thông qua các dự án với nước ngoài trong thời gian ngắn. Việc đào tạo các cử nhân đại học chuyên ngành Thẩm định giá đã được đưa vào chương trình đào tạo ở một số trường chính quy nhưng còn mang tính chất tự phát xuất phát từ yêu cầu thực tế, chưa thành một hệ thống. Nội dung, chương trình đào tạo dựa trên tài liệu đã ban hành trong nước và ngoài nước do từng trường tự thu nhập và biên soạn, chưa gắn liền với thực tiễn thẩm định giá Việt Nam, chưa có giáo trình chính thức mang tính chuẩn mực thống nhất của nhà nước ( Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính). Và đặc biệt vấn đề nổi cộm lên là khả năng đánh giá đúng về giá trị vô hình của doanh nghiệp. Hiện nay chúng ta còn rất bỡ ngỡ khi định giá một tài sản vô hình nào đó cho một doanh nghiệp . Một thực trạng đáng quan ngại về năng lực quản trị của chúng ta là: không quyết liệt với việc xây dựng các tài sản vô hình của doanh nghiệp , có ít nhiều tài sản vô hình rồi lại không vun vén gìn giữ chúng, khi cần “bán” doanh nghiệp hoặc CPH lại chẳng biết tính toán giá trị các tài sản vô hình. Mặc dù Bộ tài chính đã quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước (dựa trên giá trị tài sản trên sổ sách và tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp), nhưng các công thức này khó áp dụng trên thực tế. Hiện nay có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá nhưng vẫn “né” phần thẩm định giá tài sản vô hình. Bởi nếu định giá sai, công ty thẩm định sẽ mất uy tín ngay. Cho đến bây giờ, giới DN vẫn truyền tai nhau chuyện định giá Công ty CP Sữa VN (Vinamilk). Khi Vinamilk cổ phần hóa, giá trị công ty này được định là khoảng 100 triệu USD (bao gồm giá trị thương hiệu), sau đó thị trường đã định giá cho Vinamilk lên đến 150 triệu USD. Phần chênh lệch này được các chuyên gia cho là do có sự “vênh” nhau trong định giá thương hiệu.

Hầu hết các DN đều không hài lòng bởi phần định giá tài sản vô hình của các công ty thẩm định giá trong nước mà có khuynh hướng tìm đến các công ty thẩm định giá nước ngoài.

Đó là một số hạn chế mà ngành thẩm định giá ở Việt Nam đang gặp phải

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w