- Các tỷ số về các doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá
3.2.Thực trạng thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam
3.2.3. Nhược điểm và nguyên nhân
Với tổng số nhân viên là 40 người, bình quân mỗi chi nhánh 4 người song so với quy mô công ty thì lượng nhân viên đang còn ít. Thể hiện ở chỗ nhiều khi công ty có nhiều dự án, hồ sơ thẩm định giá thì nhân viên làm không xuể, phải kéo dài thời gian, một phần nào đó cũng làm mất uy tín của khách hàng. Trong xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế thị trường thì việc tuyển dụng thêm số lượng nhân viên là điều cần thiết để kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu thẩm định giá.
Nhân viên còn có sự khác nhau về lĩnh vực chuyên môn vì họ bắt nguồn từ những ngành nghề khác nhau. Do đó dễ dẫn đến việc hỗ trợ nhau làm việc tất yếu sẽ gặp những trở ngại trong tư duy suy nghĩ.
Hiện nay công ty có nhiều chi nhánh nên nhân viên được phân bổ nhiều nơi khiến việc tập trung đào tạo, hướng dẫn, thảo luận về lĩnh vực thẩm định là rất khó, tốn nhiều thời gian và chi phí của công ty.
Thẩm định giá trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn của Bộ tài chính, song tiêu chuẩn của Bộ tài chính cũng còn nhiều vấn đề hạn chế.
Một số bộ phận nhân viên công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, dẫn đến đánh giá chưa sát về tài chính doanh nghiệp. Việc phân tích điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp còn hạn chế do am hiểu chưa sâu trong lĩnh vực kinh tế.
Xác định giá trị tài sản hữu hình: Mang tính chủ quan khi xác định giá trị các tài sản hiện có của doanh nghiệp, thể hiện về mặt đánh giá chất lượng còn lại
của các tài sản như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công trình xây dựng, …
Xác định giá trị vô hình của doanh nghiệp ( chủ yếu là lợi thế kinh doanh ): Còn thiếu nhiều thông tin, thiếu lập luận phân tích từ thị trường. Việc đánh giá giá trị vô hình mang tính tương đối, chưa có tính thuyết phục cao. Hầu như việc xác định giá trị vô hình ít được đề cập đến khi thẩm định. Nguyên nhân là do tình hình chung của ngành thẩm định giá ở Việt Nam còn non trẻ, đa số nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong xác định giá trị vô hình. Hơn nữa, việc xác định tài sản vô hình là rất khó. Những quy định hiện hành theo thông tư 79 của Bộ tài chính (dựa trên giá trị vốn của Nhà nước trên sổ sách, tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp và lãi suất trái phiếu Chính phủ) là chưa hợp lý và không có cơ sở để định giá tài sản vô hình. Ngoài ra còn tùy thuộc vào quan niệm của khách hàng có nhu cầu xác định giá trị vô hình của doanh nghiệp hay không.
Mặc dù đã xây dựng được hệ thống thông tin phục vụ thẩm định giá song chưa đầy đủ, chất lượng thông tin còn hạn chế.
Nói chung những hạn chế mà công ty đang gặp phải cũng chính là vấn đề nhức nhối của ngành thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 3:
Chương 3 là những vấn đề liên quan tới thực trạng thẩm định giá trị doanh nghiệp của công ty cũng như của ngành thẩm định giá Việt Nam. Thông qua quá trình tìm hiểu từ những báo cáo và chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty, tôi đã có những nhận xét đánh giá tình hình của hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp. Nhìn chung, trong thẩm định giá trị doanh nghiệp, bên cạnh những thành quả mà công ty đã đạt được thì cũng còn có những hạn chế. Vì vậy, công ty cần có những giải pháp để phát huy những ưu điểm của mình và hạn chế, giảm bớt những nhược điểm còn tồn tại. Và chương tiếp theo, tôi xin có những giải pháp, kiến nghị có thể giúp cho công ty giải quyết được những vấn đề đó.