Các mô hình chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu:

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam (Trang 25 - 26)

Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định:

- Khái niệm: Mô hình tăng trưởng không đổi FCFE là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của các công ty có tỷ lệ tăng trưởng ổn định.

- Công thức tính: Theo mô hình tăng trưởng không đổi, giá trị vốn chủ sở hữu của công ty là một hàm số của FCFE dự kiến trong giai đoạn tới với tỷ lệ tăng trưởng ổn định và tỷ suất lợi nhuận mong đợi.

Trong đó:

Vo = Giá trị vốn chủ sở hữu công ty thời điểm hiện tại FCFE1 = Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến trong năm tới r ( ke ) = Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty g = Tỷ lệ tăng trưởng FCFE mãi mãi

Mô hình FCFE nhiều giai đoạn:

- Khái niệm

Mô hình FCFE nhiều giai đoạn là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được dự kiến tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu và đạt mức tăng trưởng ổn định ở giai đoạn kế tiếp (2 giai đoạn); hoặc giảm dần xuống mức tăng trưởng ổn định (3 giai đoạn).

- Công thức tính:

Trong đó:

Vo = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điểm hiện tại FCFEt= Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến năm t

r ( k) = Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty V0 = FCFErg 1 V0 = ∑( ) ( ) = + + + n t n n t t r V r FCFE 1 1 1 Với: Vn = ( n) n g r FCFE − +1

Vn = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm n gn = Tỷ lệ tăng trưởng (mãi mãi) sau năm n

- Điều kiện áp dụng:

Mô hình này có cùng các giả thiết về sự tăng trưởng như mô hình chiết khấu cổ tức nhiều giai đoạn nên cũng được áp dụng đối với các công ty có lãi trong vài năm tới và dự kiến có mức tăng trưởng đặc biệt trong suốt thời gian đó và sau đó công ty dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng ổn định.

- Ưu điểm: Kết quả thu được từ mô hình này tốt hơn nhiều so với mô hình chiết khấu cổ tức khi ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của các công ty trả cổ tức thấp hơn FCFE.

- Hạn chế: Tỷ lệ tăng trưởng ổn định ở giai đoạn tiếp theo không được vượt quá tỷ lệ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa.

1.3.3.2. Ước tính giá trị toàn bộ doanh nghiệp

a) Khái quát:

Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến của doanh nghiệp (dòng tiền còn lại sau khi trừ thuế và chi phí hoạt động nhưng trước khi thanh toán nợ vay) theo chi phí sử dụng vốn bình quân (chi phí sử dụng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp được tính bình quân gia quyền theo tỷ trọng giá trị thị trường của từng yếu tố).

Giá trị doanh nghiệp = ∑

− +n n t WACC t DTDN 1(1 ) Trong đó:

Dòng tiền của công ty(DTDN) = Dòng tiền kỳ vọng của công ty tại thời điểm t WACC = chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w