Thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào những nước cơng nghiệp phát triển (EU, Mỹ, Nhật…) nên pháp luật thương mại và các loại rào cản của những quốc gia này rất phức tạp. Để các doanh nghiệp Việt Nam tự cập nhật, hiểu và nắm rõ được thì rất mất thời gian và chi phí cao, các tổ chức tư vấn pháp luật sẽ giúp các doanh nghiệp việc này. Muốn vậy, cần phải nâng cao năng lực hoạt động cho các tổ chức và luật sư của Việt Nam trong cơng tác tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Một số giải pháp chủ yếu cần tập trung là:
- Hồn thiện các quy định của Nhà nước về việc thành lập và quy chế hoạt động của các tổ chức và cá nhân hành nghề tư vấn pháp luật thương mại quốc tế.
- Nhà nước cần cĩ chính sách lựa chọn các luật sư của Việt Nam cĩ phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, cĩ năng lực chuyên mơn và trình độ ngoại ngữđểđào tạo tại nước ngồi nhằm bổ sung thêm các trọng tài kinh tế, thương mại cĩ đẳng cấp quốc tế để cĩ thể tham gia cĩ hiệu quả vào việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
- Đểđối phĩ với các rào cản mới trong thương mại quốc tế, trong đĩ cĩ các rào cản trong Đạo luật về an ninh chống khủng bố của Mỹ, Đạo luật về kinh doanh hĩa chất của EU,… cần thiết phải cĩ các đại diện thương mại của Việt Nam ở thị trường nước ngồi để đăng ký và thơng báo. Nếu các doanh nghiệp đều cử người
đại diện ở nước ngồi hoặc thuê các tổ chức tư vấn nước ngồi thì sẽ rất tốn kém. Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ về thủ tục pháp lý và điều kiện kinh tế ban đầu để các luật sư hay tổ chức tư vấn của Việt Nam cĩ thể ra nước ngồi nhằm thực thi các cơng việc trên.
- Tuyển chọn và cho phép các tổ chức tư vấn pháp luật được tham gia vào chương trình phổ biến pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế bằng nguồn kinh phí của Ngân sách Nhà nước.