Thơng tin lấy từ trang Web báo Đầu tư chúng khốn-Bộ Kế hoạch – Đầu tư (www.vir.com)

Một phần của tài liệu đề tài: "Mô hình công ty mẹ-công ty con và sự cần thiết chuyển đổi các tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con" docx (Trang 59 - 64)

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu. Trong quá trình SXKD, cơng ty con cĩ nhu cầu vốn nhưng do khơng được phát hành cổ phiếu (theo khoản 3 Điều 46 Luật Doanh nghiệp) nên đi vay, nếu số nợ vay lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu, chẳng hạn nợ bằng 2 trong khi nguồn vốn chủ sở hữu bằng 1; lúc đĩ:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn =Nợ phải trả+ Nguồn vốn chủ sở hữu = 3 50% Tổng tài sản = 1,5

Nếu theo các điều khoản nêu trên, cơng ty mẹ cĩ quyền quyết định bán hoặc đầu tư (bao gồm đầu tư ra ngồi, gĩp vốn mua cổ phần ở doanh nghiệp khác) tài sản cĩ giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị vốn mà cơng ty mẹ đã đầu tư vào cơng ty con : 1,5 1; nhưng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ đã đầu tư vào cơng ty con (theo giả định bằng 1); tức là bán cái khơng phải của mình. Rõ ràng đã cĩ sự nghịch lý về quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơng ty mẹ đối với cơng ty con. Khi điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội.

Tương tự như vậy tại khoản 2b Điều 30 Luật DNNN, HĐQT quyết định hoặc phân cấp cho TGĐ “quyết định các dự án đầu tư, gĩp vốn, mua cổ phần của các cơng ty khác, bán tài sản của cơng ty cĩ giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế tốn của cơng ty”.

Để tránh sự nghịch lý này nên chăng cần chỉnh lại “...giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế tốn của cơng ty với điều kiện khơng được vượt quá tổng mức vốn điều leä”. Cĩ như thế mới tránh được những xáo trộn xảy ra khi cơng ty con vào tình trạng mất khả năng chi trả.

3.2.3 Xác định lại vốn Nhà nước khi đầu tư gĩp vốn tại các doanh nghiệp khác khác

Theo khoản 1c Điều 37 Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 (sau đây gọi là Nghị định 153), Vốn điều lệ của cơng ty mẹ được hình thành từ chuyển đổi TCT, cơng ty thành viên hạch tốn độc lập của TCT, cơng ty nhà nước độc lập là số vốn Nhà nước đầu tư và ghi trong Điều lệ cơng ty mẹ gồm “Vốn nhà nước được TCT, cơng ty thành viên hạch tốn độc lập của TCT, cơng ty Nhà nước độc lập gĩp vào các cơng ty cổ phần, cơng ty TNHHtừ hai thành viên trở lên, cơng ty liên doanh với nước ngồi và đầu tư ra nước ngồi”. Nhưng thực tế khi doanh nghiệp đem gĩp vốn, mua cổ phần liên doanh với các đối tác, ngồi vốn Nhà nươc cịn cĩ vốn doanh nghiệp tự huy động.

Do đĩ cần thay đổi cách xác định vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp liên doanh, liên kết theo tỷ lệ vốn Nhà nước trên tổng vốn, chứ khơng thể là tồn bộ số vốn mà doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết.

3.2.4 Xác định lại chủ sở hữu của các cơng ty con do các doanh nghiệp thành viên thành lập thành viên thành lập

Theo Quyết định số 1848/QĐ-UB ngày 19/5/2003 của UBND TP HCM v/v tổ chức lại TCT Bến Thành hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con, thì cơng ty con là các doanh nghiệp do TCT sở hữu tồn bộ hoặc một phần vốn điều lệ nhưng cĩ quyền chi phối. Đặc điểm của TCT là cĩ những doanh nghiệp TCT hoặc do một DNTV tham gia gĩp vốn đầu tư, nhưng cũng cĩ những doanh nghiệp do nhiều cơng ty thành viên và TCT cùng gĩp vốn đầu tư với các đối tác bên ngồi thành lập. Nếu theo Quyết định trên thì các cơng ty con của các DNTV hạch tốn độc lập trở thành cơng ty con của TCT (cơng ty mẹ) mà lẽ ra nĩ sẽ ở vị trí là cơng ty con của cơng ty thành viên (cơng ty cháu). Do đĩ cần điều chỉnh theo hướng chỉ cĩ doanh nghiệp nào do TCT trực tiếp đầu tư và nắm cổ phần, vốn gĩp chi phối thì mới trở thành cơng ty con của TCTï sau khi chuyển đổi; cịn đối với các doanh nghiệp do các DNTV đầu tư thì sẽ trở thành cơng ty con của các DNTV, trừ trường hợp DNTV đồng ý chuyển giao cho TCT giữ quyền chi phối.

3.2.5 Nâng cao vai trị của Ban kiểm sốt

Tại các cơng ty cổ phần, Ban kiểm sốt do cổ đơng (chủ sở hữu) bầu ra nhằm thực hiện chức năng kiểm sốt độc lập các hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Theo quy định hiện hành, Ban kiểm sốt do HĐQT thành lập giúp HĐQT “kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế tốn, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ cơng ty, nghị quyết, quyết định của HĐQT, quyết định của Chủ tịch HĐQT” (khoản 1 Điều 37 – Luật DNNN).

Mặt khác theo Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ Tướng Chính phủ, việc giám sát của chủ sở hữu bao gồm giám sát trước, trong, và sau hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy việc đầu tư tài sản cho TCT nhưng khơng cử đại diện tham gia vào Ban kiểm sốt, chủ sở hữu sẽ khĩ nắm bắt kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp, chỉ thực hiện việc giám sát trước và sau hoạt động của doanh nghiệp, tức là chỉ giải quyết hậu quả khi sự việc đã xảy ra. Hơn nữa khi Ban kiểm sốt chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ HĐQT thì liệu cĩ khách quan trong thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình là:“kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý”, tức là kiểm tra giám sát nhiệm vụ quản lý của HĐQT. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban kiểm sốt rất lớn nhưng

khơng quy định mức độ xử phạt khi vi phạm mà chỉ ghi chung chung là chịu trách nhiệm trước HĐQT và Pháp luật. Bởi sẽ cĩ tình trạng Ban kiểm sốt thơng đồng với doanh nghiệp báo cáo khơng trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhất là khi thành viên ban kiểm sốt cơng ty mẹ làm thành viên kiểm sốt ở cơng ty con.

Từ những phân tích trên, để nâng cao hoạt động giám sát của chủ sở hữu thì Ban kiểm sốt cần hoạt động một cách độc lập hoặc chủ sở hữu cần cử đại diện vào Ban kiểm sốt. Bên cạnh đĩ cần quy định rõ việc xử lý các vi phạm của thành viên Ban kiểm sốt.

3.2.6 Quyền chi phối của cơng ty mẹ đối với cơng ty con

Khoản 8 Điều 3 Luật DNNN quy định “Quyền chi phối là quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đĩ”. Như vậy ở đây quyền chi phối được xem như là quyền định đoạt. Trên thực tế quyền chi phối là quyền tương đối, cịn quyền định đoạt là quyền quyết định của chủ sở hũu tài sản, khơng thể đồng nhất quyền chi phối là quyền định đoạt

Tại khoản 5 Điều 3 Luật DNNN : “Doanh nghiệp cĩ cổ phần, vốn gĩp chi phối của Nhà nước là Doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn gĩp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đĩ”.

Nhưng tại khoản 2b Điều 77 Luật Doanh nghiệp thì “Đối với quyết định về loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán của từng loại, sửa đổi bổ sung Điều lệ cơng ty; tổ chức giải thể cơng ty; bán hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế tốn của cơng ty thì phải được số cổ đơng đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đơng dự họp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do điều lệ cơng ty quy định”.

Tương tự tại khoản 2b Điều 39 đề cập đến quyết định của Hội đồng thành viên được thơng qua tại cuộc họp:”Đối với quyết định bán tài sản cĩ giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế tốn của cơng ty hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ cơng ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ cơng ty, tổ chức lại giải thể cơng ty thì phải được số phiếu đại diện cho ít nhất 75% số vốn của các thành viên dự họp chấp thuận”. Tại khoản 3 Điều 39 quyết định của Hội đồng thành viên được thơng qua bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 65% vốn điều lệ.

Như vậy về quyền chi phối của chủ sở hữu giữa hai bộ luật đã cĩù độ “chênh”. TCT hoạt động theo Luật DNNN cĩ quyền chi phối doanh nghiệp

khác (cơng ty con) khi cĩ vốn gĩp cổ phần chi phối trên 50% vốn điều lệ. Nhưng do các cơng ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nên TCT khơng thể thực hiện được quyền chi phối đối với cơng ty con nếu cĩ số phiếu biểu quyết thấp hơn 65% trong Đại hội đồng cổ đơng (đối với cơng ty cổ phần); hoặc số phiếu đại diện thấp hơn 75% số vốn của các thành viên dự họp hay 65% vốn điều lệ (cơng ty TNHH hai thành viên trở lên).

Cho nên với tỷ lệ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì quyền chi phối đến mức nào đĩ chứ khơng thể là quyền định đoạt. Do đĩ trong thời gian tới, khái niệm về quyền chi phối của doanh nghiệp trong Luật DNNN và các điều khoản của Luật Doanh nghiệp cần được điều chỉnh sao cho cĩ sự đồng bộ và nhất quán, để cho cơng ty mẹ thực sự thể hiện được quyền chi phối đối với cơng ty con. Việc điều chỉnh theo hướng cơng ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn điều lệ càng cao thì quyền chi phối càng rộng; khi tỷ lệ vốn điều lệ đạt đến mức nào đĩ (chẳng hạn trên 85%) thì quyền chi phối trở thành quyền định đoạt.

3.2.7 Cơ chế đầu tư trong nội bộ cơng ty mẹ-cơng ty con

Quan trọng nhất trong mối quan hệ theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con, đĩ là mối quan hệ về vốn và kèm theo đĩ là sự tự chủ hồn tồn trong mối quan hệ chồng chéo, qua lại giữa cơng ty mẹ và cơng ty con, giữa các cơng ty con với nhau, giữa nội bộ cơng ty mẹ-cơng ty con với bên ngồi.

Các quy định hiện hành mới nêu lên việc gĩp vốn xuơi cơng ty mẹ đầu tư vào cơng ty con, chưa đề cập đến việc đầu tư ngược cơng ty con đầu tư vào cơng ty mẹ, hay đầu tư ngang các cơng ty con đầu tư lẫn nhau. Trong quan hệ đầu tư vốn, các cơng ty cĩ thể đầu tư lẫn nhau và đầu tư vào cơng ty mẹ, khi cơng ty mẹ và cơng ty con đa dạng hĩa sở hữu, nếu việc đầu tư đĩ mang lại hiệu quả. Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng về ban hành tiêu chí, danh mục TCT Nhà nước, số ngành nghề lĩnh vực kinh doanh Nhà nước nắm giữ tồn bộ vốn điều lệ hay cổ phần chi phối đã giảm xuống, với chủ trương CPH các TCT kể cả cơng ty mẹ, thì việc các cơng ty con đầu tư vào cơng ty mẹ và đầu tư lẫn nhau hồn tồn cĩ thể xảy ra trong thời gian tới. Vấn đề ở đây là nên đưa ra một hình thức đầu tư nội bộ như thế nào để tránh tình trạng đầu tư ảo, vịng vo khĩ kiểm sốt. Do đĩ các cơ quan chức năng nên nghiên cứu, chỉnh sửa vấn đề đầu tư vốn trong nội bộ cơng ty mẹ- cơng ty con sao cho mơ hình mới hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế.

3.2.8 Các cơ chế chính sách khác

TCT hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con là một bước chuyển để tiến tới hình thành tập đồn kinh tế. Qua nghiên cứu kinh nghiệm

các nước cĩ nền kinh tế phát triển cho thấy, quá trình hình thành và phát triển tập đồn kinh tế cần cĩ sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên Nhà nước phải căn cứ vào mức độ phát triển, nhu cầu của nền kinh tế, nhu cầu liên kết của các doanh nghiệp và áp dụng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường để hỗ trợ quá trình tích tụ, tập trung vốn và quá trình hợp tác hĩa, phân cơng chuyên mơn hĩa giữa các doanh nghiệp để hỗ trợ việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển các tập đồn kinh tế. Đồng thời Nhà nước cần ban hành khuơn khổ pháp luật về sáp nhập, đầu tư gĩp vốn, mua cổ phần, mua bán doanh nghiệp; khuyến khích hợp tác giữa doanh nghiệp quy mơ lớn và doanh nghiệp quy mơ nhỏ, tạo hành lang pháp lý cho các cơng ty tự tái cơ cấu phù hợp với nền kinh tế thị trường. Từ đĩ giúp cho doanh nghiệp cĩ thể đối phĩ với những thay đổi của thị trường; cạnh tranh cĩ hiệu quả với các tập đồn nước ngồi ở cả trong và ngồi nước. Trong quá trình này khơng nên dùng giải pháp hành chính thuần túy để hình thành và phát triển tập đồn kinh tế. Phương pháp mệnh lệnh hành chính chỉ được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cĩ hiệu quả cho các giải pháp kinh tế và thể chế khác khi cần thiết. Cĩ như vậy mới khắc phục những tồn tại của mơ hình TCT hiện nay và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới về phát triển tập đồn kinh tế.

Những giải pháp kiến nghị ở trên cĩ thể tĩm tắt trong bảng sau: Các giải pháp, kiến

nghị

Nội dung Kỳ vọng

Một phần của tài liệu đề tài: "Mô hình công ty mẹ-công ty con và sự cần thiết chuyển đổi các tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con" docx (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)