Khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam

Một phần của tài liệu 313 Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 88 - 90)

- Kinh tế Việt Nam thế giới 2004

1. Triển vọng thị tr−ờng cao su tự nhiên thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam

1.2. Khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam

* Dự báo sản xuất cao su tự nhiên thời kỳ đến năm 2010:

Theo mục tiêu chiến l−ợc đến năm 2010 phải phát triển 700.000 ha cao su trong cả n−ớc, trong đó −u tiên phát triển cao su tiểu điền, phân bố nh− sau: Đông Nam bộ: 300.000 ha; Tây Nguyên: 330.000 ha; Duyên hải Nam Trung bộ: 28.000 ha; Duyên hải Bắc Trung bộ: 42.000 ha. Trong số đó, diện tích cao su của các doanh nghiệp quốc doanh là 250.000-300.000 ha, của t− nhân và tiểu điền là 350.000 ha, và của xí nghiệp liên doanh là 50.000-100.000 ha.

Diện tích cây cao su hiện có là 450.900 ha, nhiều nhất ở Đông Nam bộ 305.400 ha, ở Tây Nguyên 104.400 ha, Duyên hải Nam Trung bộ 35.900 ha và Duyên hải Bắc Trung bộ 5.200 ha. Hai nhóm đất chính đ−ợc sử dụng để trồng cao su là đất đỏ vàng 373.400 ha, kế đến là đất xám và bạc màu 77.500 ha. Theo các chuyên gia ngành cao su, quỹ đất thích hợp cho cây cao su không còn nhiều và hầu hết là trên vùng ít thuận lợi. Theo khảo sát, tại miền Đông Nam bộ có thể phát triển thêm 50.000 ha cao su, và ở Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung là 100.000 ha. Nh− vậy, đến năm 2010, diện tích cao su của Việt Nam có thể sẽ chỉ đạt khoảng 600.000 ha, tức là từ nay tới năm 2010 phải phát triển thêm 150.000 ha, bình quân mỗi năm là 30.000 ha.Để khắc phục những khó khăn về đất đai, từ năm 2005, Tổng công ty Cao su Việt Nam đã triển khai dự án trồng 50.000 ha cao su tại tỉnh Champasak (Lào).

Bảng 3.5. Dự báo triển vọng ngành cao su Việt Nam đến 2010

Tốc độ tăng tr−ởng (%) 2000 2004 2010 2000-04 2005-2010 Diện tích (1.000ha) 412,0 451,0 600,0 1,8 1,95 Sản l−ợng (1.000 tấn) 290,8 400,1 800,0 6,5 12,25 L−ợng xuất khẩu (1000 tấn) 495,4 513,2 640 1,35 3,7 Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 156841 596877 780000 30,75 4,5

Nguồn: Niên giám thống kê 2004;

Dự báo của Tổng công ty cao su Việt Nam.

Trong những năm tới, Việt Nam vẫn định h−ớng phát triển với h−ớng chính là đầu t− thâm canh. Tiếp tục thanh lý các diện tích cao su già cỗi, kém hiệu quả. Tích cực thâm canh tăng năng suất lên 2 tấn/ha, sản l−ợng mủ khô đạt 800 ngàn tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 640 ngàn tấn. Với xu h−ớng giá cả tăng

lên trong những năm tới, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 có thể đạt 780 triệu USD.

Cùng với việc đầu t− thâm canh chăm sóc, cần có biện pháp đầu t− mới nhà máy và đổi mới công nghệ chế biến cao su. Đầu t− tăng thêm 140 ngàn tấn công suất để đảm bảo chế biến hết số mủ cao su nguyên liệu, giảm tỷ trọng mủ sơ chế từ 70% xuống còn khoảng 55 - 60%, đồng thời tăng tỷ lệ mủ chế biến tinh từ 12% lên 70% vào năm 2010. Đối với cao su của khu vực quốc doanh, sẽ cải tạo và tăng công suất chế biến loại mủ SVR 10, 20, mủ kem và giảm mủ cấp cao. Khu vực cao su tiểu điền cần trang bị dây chuyền chế biến quy mô nhỏ và chế biến 100% loại mủ cấp thấp cho hộ gia đình và các tổ hợp tác.

Cơ cấu thị tr−ờng xuất khẩu cao su tự nhiên đến năm 2010 dự báo nh− sau - thị tr−ờng Trung Quốc sẽ khoảng 40%, Singapore: 20%, EU: 15%; Malaysia: 6%; Đài Loan: 5%; Hàn Quốc: 4%; Hồng Kông: 3%, Nhật Bản: 2%; Liên bang Nga: 2%, các thị tr−ờng khác chiếm 8%.

Có thể khẳng định rằng ph−ơng án trên là có tính khả thi thấp vì những khó khăn về mở rộng diện tích trồng mới cây cao su, cũng nh− những khó khăn về nguồn vốn và nhất là ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu về phát triển bền vững sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, ngày 8/7/2005, Bộ Th−ơng mại đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam với sự tham gia của Hiệp hội cao su Việt Nam, các địa ph−ơng có diện tích trồng cao su, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cao su, các nhà sản xuất săm lốp ô tô...Tại Hội nghị, các chuyên gia về lĩnh vực sản xuất và chế biến cao su đ đi tới thống nhất phơng án nh sau:

- Tận dụng triệt để diện tích thích hợp (khoảng 50000 ha) để trồng cao su; đ−a diện tích trồng cao su của cả n−ớc lên 500 000 ha và ổn định ở mức này để thâm canh tăng năng suất , đ−a năng suất bình quân của cả n−ớc lên 2 tấn/ha.

- Với khoảng 400 000 ha cao su khai thác th−ờng xuyên sẽ có sản l−ợng khai thác là 800 000 tấn/năm: trong đó sẽ xuất khẩu khoảng 400 000 tấn, kim ngạch đạt trên 500 triệu USD/ năm.

- Tăng c−ờng đầu t− nâng cao năng lực chế biến mủ ly tâm (latex) đ−a sản l−ợng lên khoảng 300 000 tấn/năm. Tăng c−ờng đầu t− nâng cao năng lực chế biến cao su kỹ thuật SVR 20, cao su tờ RSS và giảm tỷ lệ chế biến các loại cao su SVRL xuống còn 30%.

- Đầu t− phát triển công nghiệp sản xuất các loại săm lốp, các sản phẩm cao su kỹ thuật nh− ống cao su, băng tải..., các sản phẩm từ latex nh− các loại cao su cho ngành y tế. Mục tiêu chung của lĩnh vực này là đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu với kim ngạch 500 triệu USD/năm.

- Tăng c−ờng năng lực xử lý gỗ cao su, đầu t− công nghệ và thiết bị phù hợp để chế biến hết khoảng 500 000 đến 1 000 000 mét khối gỗ. Mục tiêu đặt ra là xuất khẩu đồ gỗ cao su với kim ngạch khoảng 500 000 triệu USD vào năm 2010.

Một phần của tài liệu 313 Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)