Phát huy vai trò của Hiệp hội cao su Thái Lan

Một phần của tài liệu 313 Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 39 - 41)

Hiệp hội cao su Thái Lan đ−ợc thành lập vào tháng 5/1951 với tên gọi là “Hiệp hội các nhà buôn bán cao su Thái Lan”. Hiệp hội là một tổ chức của các nhà sản xuất và các công ty buôn bán cao su. Hiệp hội cũng là cơ quan đại diện cho các nhà sản xuất, các công ty buôn bán cao su trong đàm phán với Chính phủ hoặc các tổ chức n−ớc ngoài về lợi ích chung của các bên.

Mục đích ban đầu khi thành lập Hiệp hội là để giải quyết các vấn để về việc buôn bán cao su khi ch−a có các quy định về buôn bán sản phẩm này. Mục tiêu của Hiệp hội này là loại trừ th−ơng mại bất bình đẳng và trợ giúp các thành viên buôn bán trung thực trong Hiệp hội bằng cách thực thi luật pháp và các quy định. Hiệp hội cũng đóng vai trò thiết lập mối quan hệ giữa các nhà sản xuất và các công ty buôn bán cao su với ng−ời nông dân và những ng−ời chủ đồn điền cao su trên khắp miền bắc của Thái Lan. Nếu nh− ban đầu các thành viên của Hiệp hội cao su Thái Lan chỉ có 15 thành viên thì đến nay Hiệp hội này đã có đến 49 thành viên.

Hiệp hội cao su Thái Lan thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Dịch vụ cho các thành viên:

Hiệp hội cung cấp các thông tin về sản xuất và buôn bán cao su cho các thành viên của mình. Hiệp hội đóng vai trò là ng−ời thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cung cấp lại cho các thành viên thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Ngoài việc cung cấp thông tin Hiệp hội còn là cơ quan cung cấp kiến thức kỹ năng về công nghệ chế biến cao su thông qua việc trao đổi ý t−ởng, cung cấp thông tin, tổ chức các đoàn khảo sát, mời các thành viên tham gia các cuộc gặp, hội thảo, lớp học đào tạo các thành viên của mình. Ngoài ra Hiệp hội còn mời các chuyên gia n−ớc ngoài để học tập thêm kinh nghiệm.

Hiệp hội là cơ quan giải quyết tranh chấp ở cả trong n−ớc và quốc tế. Hiệp hội hoạt động nh− cơ quan trung gian nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên hoặc giữa các thành viên và các đối tác bên ngoài Hiệp hội.

Một trong những dịch vụ của Hiệp hội là hoạt động marketing cho sản phẩm cao su của các thành viên. Hiệp hội cao su Thái Lan mở rất nhiều văn phòng ở các n−ớc và khu vực nh− EU, Hoa Kỳ, Đông Nam á nhằm mục đích khuyến khích tiêu thụ cao su của Thái Lan. Hàng năm, Hiệp hội còn sắp xếp cho các thành viên tham gia vào các buổi trao đổi th−ờng niên của các tổ chức cao su quốc tế nhằm tăng c−ờng mối quan hệ buôn bán đặc biệt là đối với các n−ớc láng giềng.

+ Phối hợp với Chính phủ:

Hiệp hội cao su Thái Lan đã phối hợp với các cơ quan của Chính phủ thực hiện rất nhiều hoạt động nhằm phát triển ngành công nghiệp này.

Năm 1991, Viện Nghiên cứu cao su Thái Lan đã thành lập chợ giao dịch cao su ở tỉnh Songkhala của Thái Lan, đây là chợ đấu giá chính cho những nhà buôn bán nhỏ. Hiệp hội còn đ−a ra giá tham khảo dựa trên giá FOB tại Băng Cốc. Ngoài ra chính phủ cũng thành lập hội đồng kiểm soát chất l−ợng cao su của Thái Lan nhằm từng b−ớc đ−a chất l−ợng cao su của Thái Lan đáp ứng đ−ợc yêu cẩu của thế giới. Hiệp hội cùng th−ờng xuyên trợ giúp hội đồng kiểm soát chất l−ợng thực hiện công việc của mình điều nay đã mang lại lợi ích cho cả hai phía.

Hiệp hội cũng phối hợp với Viện Nghiên cứu cao su để thiết lập các −u tiên nghiên cứu cho các lĩnh cực có liên quan đối với hoạt động Hiệp hội nhằm mục tiêu nâng cao trình độ của ngành. Từ những kết quả nghiên cứu đó Hiệp hội tổ chức các cuộc hội thảo để phổ biến những kiến thức đó cho các thành viên.

+ Hợp tác với các tổ chức cao su quốc tế:

Hiệp hội cũng đóng vai trò quan trọng và là đầu mối để hợp tác với các tổ chức bên ngoài. Hiệp hội cao su Thái Lan là thành viên của Hiệp hội cao su quốc tế (IRA) đ−ợc thành lập tại Ottawa Canada vào ngày 29/9/1971 bao gồm 21 thành viên. Hiện nay, Hiệp hội cao su Thái Lan là một trong những thành viên th−ờng trực của Hiệp hội cao su quốc tế.

Năm 1968 Tổ chức quốc tế về chất l−ợng và đóng gói sản phẩm cao su đã phát hành “Sách xanh” về sản phẩm cao su và Hiệp hội cao su Thái Lan cũng là một trong những n−ớc đầu tiên ký kết Hiệp định này.

Hiệp hội cao su Thái Lan còn là thành viên của Câu lạc bộ buôn bán cao su ASEAN. Vào năm 1992, Viện nghiên cứu cao su của các n−ớc Inđônêxia, Malaysia, Singapore và Thái Lan đã cùng thành lập Câu lạc bộ buôn bán cao su nhằm củng cố mối quan hệ và hợp tác trong buôn bán cao su quốc tế.

Một phần của tài liệu 313 Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)