Phát huy vai trò của Uỷ ban cao su Malaixia:

Một phần của tài liệu 313 Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 43 - 45)

Uỷ ban cao su Malaixia (Malaixia Rubber Board - MRB) đại diện cho ngành cao su của n−ớc này. MRB đ−ợc thành lập tháng 1 năm 1998 với mục tiêu

là hỗ trợ quá trình phát triển và hiện đại hoá của ngành cao su Malaixia về nhiều mặt từ trồng cao su, thu hoạch mủ cao su, chế biến các sản phẩm từ cao su đến hoạt động marketing và chế biến các sản phẩm cao su. Nhiệm vụ của MRB là tăng c−ờng khả năng cạnh tranh của ngành cao su Malaixia trên thị tr−ờng thế giới thông qua nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ hiệu quả và một số dịch vụ hỗ trợ khác. Ngân sách của Uỷ ban đ−ợc hình thành trên cơ sở thu phí 120 RM trên mỗi tấn cao su sản xuất ra và đ−ợc sử dụng vào các ch−ơng trình hỗ trợ ngành cao su, chủ yếu là hỗ trợ nghiên cứu khoa học và hỗ trợ kỹ thuật.

Cao su tự nhiên là nguyên liệu cần phải xử lý kỹ thuật tr−ớc khi đ−a ra thị tr−ờng vì vậy công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua ứng dụng công nghệ nông nghiệp (giống, kỹ thuật chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh…) đã làm năng suất cao su tăng 10 lần so với thời kỳ ban đầu của cây cao su. Malaixia là n−ớc dẫn đầu về tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành cao su, hàng năm n−ớc này chi hàng triệu riggit cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai phục vụ sự phát triển của ngành.

Tuy trách nhiệm của MRB đối với ngành cao su là rất rộng từ sản xuất đến tiêu dùng, nh−ng 2 nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan này là thúc đẩy sự phát triển của ngành cao su Malaxia, xây dựng các chính sách và các −u tiên đối với phát triển ngành. Do phần lớn ngành cao su là của t− nhân nên Nhà n−ớc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển của ngành.

Các hoạt động nghiên cứu triển khai

Tạo giống và tuyển chọn giống là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của MRB. Tạo giống và lựa chọn các giống có năng suất cao đ−ợc thực hiện trên một diện tích rộng đến 1500 héc ta. Mục tiêu của các hoạt động này là tạo ra các giống có năng suất cao. Thông qua việc lấy mẫu gien ở Brazil năm 1981 tổ chức này đã tạo ra rất nhiều giống cây cao su mới cho năng suất cao.

Thông qua các hoạt động nghiên cứu đã tạo ra đ−ợc các giống cao su mới và các giống cao su vô tính. Giống cao su mới cho năng suất trên 3.500 kg/ha/năm và cho ra đời nhiều giống cao su kháng bệnh. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu giống của Malaixia còn cho phép thời gian tr−ởng thành của cây cao su từ 96 tháng xuống còn 54 tháng. Các v−ờn cây trên khắp Malaixia đã ứng dụng công nghệ trồng trọt do RRIM phát triển. Ngoài ra Malaixia còn ứng dụng nhiều công nghệ mới vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và buôn bán cao su của Malaixia. Công nghệ sinh học và công nghệ gen, đặc biệt là đối với những cây biến đổi gen có thể cung cấp các loại hoá chất và một số loại mủ đặc

tr−ng. Hệ thống tiêu chuẩn cao su Malaixia do RRIM đ−a ra năm 1965 là một cuộc các mạnh trong quản lý chất l−ợng cao su tự nhiên. Theo hệ thống này, các tiêu chuẩn kỹ thuật của cao su dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể thay vì các tiêu chuẩn về hình thức nh− tr−ớc kia. Đây là một hệ thống kiểm soát chất l−ợng quan trọng nhằm đảm bảo chất l−ợng của cao su tự nhiên để có thể cạnh tranh với cao su nhân tạo.

Nâng cao giá trị gia tăng: Thực hiện chủ tr−ơng của chính phủ về nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cao su trong n−ớc, RRIM cùng với TARRC của Anh đã nghiên cứu và phát triển các loại cao su mới nh− cao su Epoxit (ENR), cao su tự nhiên đã khử Protein (DPNR), cao su tự nhiên có độ dẻo cao (TPNR), cao su tự nhiên dạng lỏng (LNR)…những loại cao su cao cấp này đ−ợc ứng dụng trong rất nhiều ngành quan trọng trên thế giới.

Bảo vệ môi tr−ờng: RRIM còn đóng vai trò rất lớn trong việc giúp ngành cao su sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi tr−ờng. Ngoài ra tổ chức này còn nghiên cứu nhiều công nghệ thân thiện với môi tr−ờng để chuyển giao cho các doanh nghiệp trong ngành.

Dịch vụ thí nghiệm: với kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ nghiên cứu và triển khai, LGM là một trong những tổ chức cung cấp thông tin cũng nh− phổ biến các kết quả nghiên cứu triển khai rất hiệu quả. RRIM có rất nhiều phòng thí nghiệm nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu triển khai trong n−ớc cũng nh− giúp ngành công nghiệp nâng cao chất l−ợng sản phẩm cao su cũng nh− nghiên cứu các sản phẩm mới. RRIM cũng hoạt động nh− một bên thứ 3 độc lập trong việc cấp chứng chỉ và cơ quan l−u trữ mẫu cao su. Một số phòng thí nghiệm của RRIM cũng đ−ợc công nhận tiêu chuẩn chất l−ợng theo hệ thống quản lý chất l−ợng ISO.

Đào tạo nguồn nhân lực: MRB là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất l−ợng cao cho ngành cao su đặc biệt là trong sản xuất các sản phẩm cao su. Là một tổ chức hàng đầu về cao su thiên nhiên, MRB có thể đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo của ngành cao su thiên nhiên. Những khoá học mà tổ chức này cung cấp bao gồm từ các khoá học về trồng trọt, các khoá học cho ngành sản xuất sản phẩm từ cao su cũng nh− các khoá học ngay tại nơi làm việc. Các khoá học này th−ờng đ−ợc tổ chức nhằm mục đích chuyển giao công nghệ đã đã đ−ợc phát triển.

Một phần của tài liệu 313 Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010 (Trang 43 - 45)