Phương pháp nghiên cứu một số triệu chứng và chỉ tiêu lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 54)

I. Trao đổi khí trong hô hấp

3.4.1.Phương pháp nghiên cứu một số triệu chứng và chỉ tiêu lâm sàng

sàng

Để nghiên cứu các chỉ tiêu trên, chúng tiên hành xác định lợn bị bệnh bằng kỹ thuật Elisa.

Kỹ thuật Elisa

Sau khi có những căn cứ về triệu chứng và bệnh tích chúng tôi tiến hành lấy mẫu máu rồi làm phản ứng Elisa, (phản ứng miễn dịch đánh dấu enzim).

- Nguyên lý của phản ứng: Dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể gắn enzim rồi cho kết hợp trực tiếp với kháng nguyên, sau đó cho cơ chất vào,

cơ chất sẽ kết hợp với enzim đã gắn, tạo mầu.

Thực chất phản ứng này giống phản ứng miễn dịch huỳnh quang, chỉ khác là không dùng thuốc nhuộm để nhuộm kháng thể hoặc kháng kháng thể mà dùng một số enzim có hoạt tính cao và sau đó cho cơ chất tương ứng với enzym vào, enzym phân hủy cơ chất tạo nên màu và cho soi màu trong quang phổ kế sẽ định lượng được mức độ phản ứng.

Có hai loại phản ứng Elisa: Phản ứng trực tiếp và gián tiếp. + Phản ứng Elisa trực tiếp dùng để phát hiện kháng nguyên.

Bước 1. Cố định kháng thể đặc hiệu lên phiến chất dẻo, rửa nước để loại bỏ kháng thể không gắn.

Bước 2. Cho huyễn dịch bệnh phẩm đã chiết xuất thành dung dịch hoà tan (kháng nguyên nghi). Nếu có kháng nguyên tương ứng chúng sẽ gắn với kháng thể đặc hiệu, sự kết hợp sẽ sảy ra, rửa nước để loại bỏ phần thừa.

Bước 3. Cho kháng thể đã gắn enzim vào. Nếu trong bước 2 đã có xảy ra kết hợp giữa kháng nguyên với kháng thể đánh dấu bằng enzym, bởi vì kháng nguyên này là loại phân tử có nhiều quyết định kháng nguyên (ít nhất là hai quyết định kháng nguyên), một quyết định đã được gắn với kháng thể đặc hiệu trong bước hai, quyết định còn lại sẽ gắn với kháng kháng thể đã được đánh dấu enzym. Rửa nước để loại bỏ kháng thể đánh dấu thừa. Sự kết hợp thì bước 3 này sẽ xảy ra sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể dánh dấu enzime.

Bước 4. Tiếp tục cho thêm vào đó cơ chất tương ứng với enzym. Đánh giá kết quả phản ứng.

so màu trong quang phổ kế để định lượng mức độ của phản ứng.

- Nếu không có màu, tức kháng nguyên không tương ứng, cho nên ngay từ bước 2 kháng nguyên bị trôi đi khi rửa nước, do đó mà không có sự kết hợp kháng thể - kháng nguyên - kháng kháng thể, phản ứng âm tính.

+ Phản ứng Elisa gián tiếp: dùng để phát hiện kháng thể

- Bước 1: gắn kháng nguyên đã biết lên tiêu bản phiến chất dẻo, rửa nước để loại bỏ kháng nguyên thừa.

- Bước 2: cho huyết thanh cần chẩn đoán lên (có thể có hay không có kháng thể cần tìm). Nếu có kháng thể tương ứng với kháng nguyên chuẩn thì sẽ có kết hợp kháng nguyên – kháng thể, rửa nước để loại bỏ các chất thừa. - Bước 3: cho kháng kháng thể tương ứng đã gắn enzym vào. Nếu đã có kết hợp kháng nguyên kháng thể rồi, thì tiếp tục sẽ có kết hợp kháng nguyên – kháng thể - kháng kháng thể (có gắn enzym) và khi rửa nước sẽ không bị trôi đi.

- Bước 4: cho cơ chất tương ứng với enzym vào, enzym sẽ phân hủy cơ chất thành sản phẩm có màu, phản ứng dương tính, dùng quang phổ kế để định lượng phản ứng.

Trong trường hợp huyết thanh không có kháng thể tương ứng với kháng nguyên, sẽ không xảy ra kết hợp kháng nguyên – kháng thể ở bước 2, do đó mà khi cho kháng thể vào, cũng không có kết hợp nên rửa nước bị trôi đi, và khi cho cơ chất vào thì không có enzym để phân hủy nên không có màu sắc, phản ứng âm tính.

Sau khi đã xác định được lợn bệnh, chúng tôi tiến hành quan sát bên ngoài kết hợp với việc dùng nhiệt kế 42oC để xác định thân nhiệt của lợn.

Đếm động tác thở qua hõm bụng và quan sát thanh bụng và thành ngực kết hợp với việc nghe vùng phổi để xác định tần số hô hấp.

Dùng ống nghe vùng tim, đếm số lần tim đập để xác định tần số mạch đập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 54)