Dòng hồng cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 37)

a. Sơ lược lịch sử.

Đến nửa cuối thế kỷ 19 có nhiều công trình nghiên cứu về dòng hồng cầu. Năm 1868, Neimann nhứng mnh rằng hồng cầu được hình thành trong tủy xương. Và nghiên cứu của Ehrlich năm 1877 về hình thái học các tế bào máu, viết sắc tố chứa trong hồng cầu và các phương pháp đo lường kích thước hồng cầu, lượng huyết sắc tố...

Những năm gần đây do tiến bộ của các ngành khoa học với kính hiển vi điện tử đã cho phép nghiên cứu sâu về cấu trúc, đời sống, các hoạt động và sinh trưởng của hồng cầu.

b. Sự phát sinh phát triển của dòng hồng cầu bình thường.

Các tế bào dòng hồng cầu được biệt hóa từ nguyên bào máu của tủy xương và phát triển kế tiếp nhau là kết quả của một quá trình phân bào phức tạp. Bằng phương pháp đo lường trực tiếp phần nhân và toàn bộ tế bào cũng như đếm trực tiếp nhiễm sắc thể, người ta đã kết luận rằng các nguyên hồng cầu có khả năng tái sinh sản bằng cách phân bào để sinh ra những hồng cầu non khác.

Căn cứ vào hình thái của các giai đoạn phát triển của hồng cầu, người ta đã phân định một cách rõ ràng những thay đổi của mỗi thời kỳ, danh pháp

ứng với những thay đổi mà các tác giả đã mô tả. Ehrlich đã chia hồng cầu non ra 2 loại chính:

- Một loại dòng hồng cầu bình thường, nó có ở tất cả mọi gia súc và người khỏe mạnh.

- Một loại dòng hồng cầu khổng lồ chỉ thấy ở gia súc, bệnh nhân thiếu máu ác tính hoặc ở thời kỳ bào thai.

Sabin và trường phái của bà thì lại cho rằng hồng cầu khổng lồ chỉ là một dạng của hồng cầu bình thường và có các giai đoạn phát triển như sau:

Tiền nguyên hồng cầu (Proerythroblaste), nguyên hồng cầu của bazơ (érythroblaste basophile), nguyên hồng cầu đa sắc (érythroblaste polychromatophile), nguyên hồng cầu ưa axit (érythroblaste acidophile), hồng cầu mạng lưới (réticulocyte) và hồng cầu trưởng thành (érỷthocyte).

c. Dòng hồng cầu khổng lồ (mégaloblaste).

Quá trình phát triển các tế bào dòng hồng cầu khổng lồ qua các giai đoạn mà người ta đã quan sát được cũng tương tự như dòng hồng cầu bình thường.

Nguyên tiền hồng cầu khổng lồ (promégaloblaste) là tế bào đầu dòng của dòng hồng cầu khổng lồ với tên gọi khác nhau: Dameshek – érythrogone, nếu xuất hiện trong bệnh thiếu máu ác tính gọi là rubriblaste. Tế bào có một số đặc điểm gần giống như hồng cầu nguyên thủy ở thời kỳ bào thai, khi cầu tạo tế bào này cần các yếu tố ở niêm mạc ruột như các yếu tố ở B12 cho nên khi bị thiếu máu điều trị bằng B12 rất kết quả.

Nguyên hồng cầu ưa bazơ (érythroblaste basophile) tế bào có nguyên sinh chất ưa bazơ. Tỷ lệ giữa nhân và bào tương không cân đối, lưới màu

nhân thô hơn hồng cầu non ưa bazơ bình thường, không có hạt nhân.

Nguyên hồng cầu khổng lồ đa sắc (érythroblaste polychromatophile): nguyên sinh chất ưa nhiêu màu có vùng ưa bazơ, có vùng da cam vì hồng cầu đã xuất hiện HST. Nhân nhỏ, thô, không có hạt nhân.

Nguyên hồng cầu ưa axit là tế bào có nhiều nhân nhỏ hơn 3 – 4 lần so với hồng cầu khổng lồ đa sắc. Tế bào tròn hoặc bầu dục, bào tương chứa đầy huyết sắc tố cho nên bào tương có màu da cam đều đặn.

Hồng cầu khổng lồ trưởng thành: Là tế bào lớn gấp rưỡi hồng cầu bình thường. Tế bào có hình tròn hoặc bầu dục. Không có hình đĩa lõm hai mặt do đó nhuộm màu sẫm hơn. Thể tích mỗi hồng cầu lớn nên trị số hồng cầu cũng lớn hơn. Có thể gặp thể Jolly và hạt ngâm azua.

d. Những hình thái bất thường của hồng cầu:

Trên tiêu bản máu đàn nhuộm màu cũng như trên tiêu bản soi tươi, bình thường các hồng cầu đều giống nhau về kích thước và hình dạng. Nhưng thỉnh thoảng chúng ta cũng gặp những tế bào biến dạng, dập nát do nguyên nhân cơ học khi dàn tiêu bản. Trong những trường hợp bệnh lý hồng cầu hay bị thay đổi kích thước.

e. Sinh lý sinh hóa của hồng cầu:

Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển khí oxy tới tổ chức và mang khí CO2 từ tổ chức đi – chức năng này do huyết sắc tố đảm nhiệm. Hồng cầu là tế bào được biệt hóa đến mức cao độ, không cần nhân rất ít các bào quan và có hình dáng đặc biệt. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này giúp cho các phân tử huyết sắc tố dù bất kỳ ở chỗ nào trong hình cầu cũng có khoảng cách gần màng hồng cầu và tiếp xúc dễ dàng với oxy. Người ta tính rằng cứ 1 giây có tới 10 gam huyết sắc tố qua phổi.

Màng hồng cầu không cho thấm qua các chất keo như Hemoglobin và Lipit. Đối với các ion và muối khoáng tính thẩm thấu của màng cũng không đồng đều. Màng cho phép trao đổi khí, có tính đàn hồi và dẻo dai do đó khi hồng cầu biến dạng sau lại trở lại trạng thái bình thường. Chúng có thể kéo dài ra để di chuyển trong mao mạch nhỏ. Khi áp suất thẩm thấu xung quanh thay đổi thì kích thước của hồng cầu cũng thay đổi.

Sự khác biệt về số lượng, kích thước và hình thể hồng cầu chính là biểu hiện của quá trình tiến hóa.

Hồng cầu bị phá huỷ một phần nhỏ ở ngay trong dòng máu, đó là biểu hiện của quá trình sinh lý bình thường. Phần lớn các hồng cầu chết trong các đại thực bào thuộc hệ thống liên võng nội mô. Các tế bào khổng lồ này nhận ra các hồng cầu già và ăn chúng, quá trình này xảy ra ở tủy xương. Trong quá trình bệnh lý thì hiện tượng thực bào xảy ra ở gan, nách, máu tuần hoàn và đặc biệt ngay cả ở các bạch cầu hạt cũng ăn hồng cầu. Sau khi bị các đại thực bào ăn, toàn bộ huyết sắc tố bị thoái hóa.

g. Các yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu.

- Yếu tố ngoại chủ yếu là muối khoáng, protein và vitamin.

- Yếu tố nội chủ yếu là các nội tiết tố và các tác động thần kinh, thể dịch.

Số lượng hồng cầu tùy loại gia súc, cùng theo lứa tuổi và giới tính, dinh dưỡng và thể trọng.

Bình thường: Lợn lớn 6 - 8 triệu/ mm3 máu Lợn con 4.5 - 5.8 triệu/ mm3 máu Lợn móng cái 5-6 triệu/ mm3 máu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợn Lang hồng 5.2 – 5.8 triệu/ mm3 máu

2.4.5.3. Bạch cầu:

Bạch cầu là loại tế bào máu không có sắc tố với số lượng thường không ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, bạch cầu được tạo ra trong hệ thống nội mô và bị phá hủy ở gan và nách. Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng và ngộ độc trong hệ thống phòng vệ chung của cơ thể. Chức năng này được thực hiện thông qua thực bào, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.

a. Phân loại và cấu tạo bạch cầu.

Bạch cầu là tế bào có nhân trong bào tương có hạt và không có hạt. + Bạch cầu có hạt: có 3 loại

- Bạch cầu trung tính: Là loại bạch cầu mà trong bào tương có hạt nhỏ, có màu hồng hoặc màu tím hoa cà. Tỷ lệ ở lợn là 50%.

- Bạch cầu ái toan: Trong bào tương của loại bạch cầu này có hạt tròn to bắt màu đỏ. Nhân được chia thành 2 loại. Tỷ lệ ở lợn là 46%.

- Bạch cầu ái kiềm: Là loại bạch cầu trong bào tương có hạt nhuộm màu xanh, nhân thường có hình chữ S hoặc hình lá. Tỷ lệ phần trăm ở lợn là 0,8-1,5%.

+ Bạch cầu không hạt: có 2 loại

- Lâm ba cầu: thường chia ra làm 3 loại về mặt sinh thái: nhỏ, trung bình và lớn. Ở lợn tỷ lệ là 57%.

móng ngựa hoặc hình hạt đỗ nằm lệch về một phía của tế bào. Tỷ lệ loại này ở lợn là 4%.

b. Chức năng sinh lý của bạch cầu.

Trong cơ thể bạch cầu thực hiện 3 chức năng chính: thực bào, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.

+ Chức năng sinh lý của bạch cầu trung tính và đơn nhân lớn: 2 loại bạch cầu này có khả năng thực bào rất mạnh đặc biệt là thực bào trung tính, toàn diện nhất là bạch cầu đơn nhân lớn - đại thực bào

→Thực bào: là khả năng ngăn nhứng chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể (do bạch cầu đơn nhan lớn và bạch cầu trung tính đảm nhiệm), khi kháng nguyên xâm nhập và cơ thể, bạch cầu trung tính đã có mặt (sau 30 phút), nếu như đã tiêm vác xin thì chỉ 10-20 phút các emzim của bạch câu trung tính sẽ phân giải kháng nguyên.

Bạch cầu đơn nhân lớn: làm nhiệm vụ thực bào. Khi kháng nguyên xâm nhập thì quá trình thực bào sảy ra như sau:

Giai đoạn gắn: các kháng nguyên, vi khuẩn, chất lạ gắn vào bạch cầu nhờ các điểm tiếp nhận của bạch cầu.

Giai đoạn nuốt: Bạch cầu phát chân giả bao lấy kháng nguyên và vi khuẩn.

Giai đoạn hình thành hốc: Chất nguyên sinh lõm vào tạo hốc, và Lizosom tiết enzim vào hốc.

Giai đoạn tiêu diệt: Nhờ pH các chất oxy hoá hoặc nhờ tác dụng của các enzim như proteaza, kháng nguyên bị phân giải.

Kháng nguyên là những chất lạ khi đưa vào cơ thể sinh vật gây nên một đáp ứng miễn dịch bằng cách sinh ra kháng thể tương ứng đặc biệt. Vậy đáp ứng miễn dịch là sự sinh ra kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng nguyên xâm nhập, để bảo vệ cơ thể.

Bản chất là glubulin miễn dịc(Ig) có 5 loại:

Ig=75%; IA:20%; IgM:5%; và IgD;IgE với hàm lượng nhỏ.

Đáp ứng miễn dịch thế do IgG đảm nhiệm- Huýet thanh phòng bệnh Đáp ứng miễn dịch tế bào: do lypho T tiết ra IgG gắn lên tế bào Cơ chế tác dụng của kháng thể:

Ig Có khả năng ngưng kết, kết quả kháng nguyên hoặc là hoà tan vi khuẩn, trung hoà độc tố.

Số lượng bạch cầu thường ít khoảng 1000 lần so với hồng cầu. Lợn lớn: 20 ngàn/mm3 máu

Lợn con: 15 ngàn/mm3 máu

- Số lượng bạch cầu không ổn định phụ thuộc vào trạng thái sinh ký, Tăng sau khi ăn, vận động, có thai, trong một số trường hợp bệnh bệnh lý như : Viêm nhiễm, vi khuẩn và vật lạ xâm nhập

Giảm khi bị suy tuỷ, nhiễu phóng xạ. Vì vậy xác định số lượng hồng cầu có ý nghĩa trong chẩn đoán.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 37)