Rối loạn tạo bạch cầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị (Trang 39 - 44)

+ Rối loạn về số lượng bạch cầu. - Tăng bạch cầu.

Hiện tượng này có giá trị lớn trong chẩn đoán.

Tăng bạch cầu trung tính gặp trong những điều kiên sinh lý (Sau bữa ăn, sau lao động, có thai, thay đổi khí hậu...). Trong điều kiện bệnh lý (Thiếu oxy, nhiễm khuẩn, sau chảy máu khối u ác tính...). Ngoài ra còn tăng khi tiêm vaccine, tiêm Protein, tiêm hocmone vỏ thượng thận...

Tăng bạch cầu toan tính. Gặp trong các trường hợp dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, tăng sinh tủy xương sau khi nhiễu xạ, bệnh đóng dấu...

Tăng bạch cầu kiềm tính. Chủ yếu gặp trong các trường hợp bệnh bạch cầu ác tính.

- Giảm bạch cầu.

Là hiện tượng số lượng bạch cầu trong một đơn vị thể tích máu dưới mức bình thường. Hiện tượng giảm bạch cầu có thể giảm toàn bộ hay giảm riêng từng, thường do bị ngộ độc các bạch cầu kết dính chết hàng loạt. Trong bệnh dịch tả lợn, viêm phổi, ngộ độc Asen, phóng xạ...đều thấy bạch cầu giảm.

Bạch cầu trung tính giảm chủ yếu do tủy xương bị ức chế vì độc tố và vi khuẩn. Khi thiếu hẳn bạch cầu đa nhân trung tính sẽ gây hiện tượng loét và hoại tử da và niêm mạc, do sự xâm nhập của vi khuẩn mà cơ thể không có hàng rào bảo vệ.

Giảm bạch cầu toan tính trong những trường hợp strees, nhiễm trùng hoặc giảm chung với các bạch cầu có hạt.

Giảm bạch cầu kiềm tính. Gặp trong bệnh cường giáp, sử dụng heparin lâu.

2.5.1. Cấu tạo

Cơ quan hô hấp của lợn gồm:

Đường dẫn khí và phổi. Đường dẫn khí bao gồm: Mũi, họng, hầu, khí quản, phế quản, các phế quản phân bố nhỏ dần đi khắp phổi. Dọc đường dẫn khí là hệ thống mạch máu phân bố dày đặc để sưởi ấm không khí trước khi vào phế nang. Dọc đường dẫn khí còn có nhiều tuyến tiết dịch nhày có tác dụng giữ lại các bụi bặm trong không khí, rồi nhờ sự vận động của các lớp tế bào tiêm mao trên niêm mạc đường dẫn khí mà bụi bặm được đẩy dần ra ngoài. Đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ chứa trong không khí, từ đó tạo ra những phản xạ tự vệ như: hắt hơi, ho,...để đẩy chất lạ ra ngoài. Cơ trơn phế quản, nhánh phế quản và nhánh phế quản nhỏ chịu sự điều hòa của hệ thần kinh thực vật. Thần kinh phó giao cảm tiết axetylcholin làm co phế quản. Thần kinh giao cảm tiết adrenalin và noradrenalin làm dãn phế quản. Vì thế lúc co thở, tiêm adrenalin hoặc uống ephedrin có tác dụng tốt, hoặc tiêm atropin để ức chế thần kinh phó giao cảm cũng có hiệu quả.

2.5.1.1. Xoang mũi

Mũi lợn đặc biệt có một gương mũi rất phát triển (planum rostrale). ở lỗ mũi, ngoài sụn tạo thành lỗ mũi, còn có xương gương mũi (os rostri) và sụn lỗ mũi hình không giống neo tàu. Trong xoang mũi có ống cuộn trong. Tuyến mũi (glandula laterales nasi) thường đổ ra ở ngách thông giữa cách lỗ mũi không xa. Gương mũi luôn luôn ướt.

Trước khi đi vào phổi, không khí phải qua xoang mũi. ở đây không khí được lọc sạch, tẩm ướt, sưởi nóng lên. Xoang mũi còn là cơ quan cảm giác khứu giác.

dưới vào trong, phân làm hai cánh dính nhau ở hai lớp.

- Xoang mũi (cavum nasi): là hai xoang nằm hai bên bức sụn ngăn giữa mũi, từ lỗ mũi đến phiến sàng.

+ Mỗi xoang mũi có một thành ngoài tức là mặt trong của xương liên hàm và xương hàm trên, một thành trong tức là mặt bên của vách ngăn giữa mũi, rầm thượng là mặt dưới của xương mũi, rầm hạ là mặt trên của vòm khẩu cái. Phía trước rầm hạ có một lỗ nhỏ thông ra của ống Stenson, ống này một đầu thông với lỗ mũi một đầu thông với miệng.

+ Đầu trước xoang mũi là mỗ mũi, đầu sau xoang mũi giáp với tảng bên xương sàng và thông với yết hầu, trong xoang mũi có các xương ống cuộn.

+ Xoang đầu mặt là nhứng vách đục thông trong bề dày của xương đầu và mặt, gồm có xoang trán, xoang hàm trên, xoang sàng và xoang bướm.

+ Xoang trán (Sinus frontani): hai xoang trán không thông với xoang hàm trên, chúng cách nhau bởi một phiến không đông nhất và không bị đục lỗ. Các xoang trán đổ trực tiếp vào xoang mũi cùng phía bởi nhiều lỗ nhỏ đục thủng ở đáy xương sàn.

+ Xoang hàm trên (Sinus maxillari): các xoang hàm trên bắt đầu từ gò hàm kéo dài đến vòm khẩu cái, nhưng không ăn thông với ống cuộn hàm và cũng độc lập với xoang hàm trên bên kia. Xoang hàm trên bị ống răng trên chia làm xoang phía trong và xoang phía ngoài. Các xoang đó thông vào xoang mũi nhờ một lỗ rộng dục thủng với ống cuộn hàm.

+ Xoang sàn (Sinus etmoidal): ở trong lòng xương sàn, nó thông với phần trong của ống cuộn hàm qua một khe.

+ Xoang bướm (Cavum spheholdal): rất hẹp, nằm ở trong thân xương bướm, thông với xoang mũi ở phía trong gốc của xoang hàm trên.

2.5.1.2.Thanh quản (larynx)

Thanh quản là một bộ phận cấu tạo phức tạp của đường hô hấp. Cấu tạo này liên quan đến chức năng thứ hai của thanh quản – một cơ quan phát âm. Thanh quản gồm một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt, toàn bộ được cấu tạo bằng sụn, liên hệ với nhau bằng cơ và dây chằng. Niêm mạc thanh quản là phần nối tiếp của niêm mạc xoang miệng và yết hầu.

2.5.1.3. Khí quản (trachea)

Khí quản là ống dẫn không khí, bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến rốn phổi, gồm nhiều vành sụn xếp kế tiếp nhau. Đến rốn phổi, khí quản chia thành hai phế quản. Khí quản chia làm hai đoạn gồm đoạn vùng cổ và đoạn vùng ngực.

- Đoạn vùng cổ là đoạn từ thanh quản đến cửa vào lồng ngực. Đoạn này nằm dưới thực quản, giữa các cơ dài cổ, ức- thiệt cốt, ức-giáp trạng, ức đầu, động mạch cổ và thần kinh X.

- Đoạn trong lông ngược bắt đầu từ cửa vào lồng ngực đến rốn phổi. Đoạn này nằm giữa các lá phế mạc, trước tim, trên chủ tĩnh mạch trước, bên phải cùng chủ động mạch sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.1.4. Phế quản (bronchus)

Tận cùng của khí quản tách làm hai nhánh phế quản gốc phải và trái (bronchus dexter et sinister). Phế quản bên phải to hơn phế quản bên trái. Khi chui vào trong phổi phế quản đi trên và trong động mạch phổi, ngoài và

trên tĩnh mạch phổi.

Các phế quản con tách khỏi phế quản gốc đều là góc nhọn, trừ nhánh phía trước đi vào thùy đỉnh (thùy miệng) thì xuất phát bằng một góc tù, nhánh ấy gọi là phế quản miệng.

2.5.1.5. Phổi (pulmones)

Phổi lợn có một nhánh phế quản tách ở đoạn khí quản để phân vào cho thùy đỉnh ở phía trên bên phải trước khi phân hai phế quản gốc. Lá phổi trái phân làm ba thùy: thùy đỉnh, thùy tim và thùy hoành. Lá phổi phải phân làm bốn thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành và một thùy phụ.

a. Vị trí

Có hai lá phổi phải và trái nằm trong xoang ngực ngăn cách nhau ở giữa bởi tung cách mạc (màng trung thất – mediastinum). Trong tung cách mạc có tim, các mạch máu lớn và thực quản.

b Màu sắc

Phổi nhẵn, bóng vì có màng phổi (pleura) bọc. Màu sắc thay đổi tùy theo tuổi. Phổi bào thai có màu đỏ nâu, phổi súc vật non màu hồng, phổi súc vật già có màu hơi xanh và trên mặt phổi có nhiều chấm đen do sắc tố đọng lại làm cho phổi xạm lại va ranh giới của các tiểu thùy phổi hình đa giác hiện lên rõ rệt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị (Trang 39 - 44)