+ Khối lượng máu tăng
KhốLượng máu có thể tăng toàn bộ trong trường hợp thiếu máu, hoặc lao động nặng máu từ các cơ quan dự trữ đổ vào vòng tuần hoàn, những trường hợp này đơn giản sau một thời gian ngắn cơ thể lại điều chỉnh trở lại bình thường.
Tăng khối lượng máu do tăng hồng cầu thường gặp ở động vật mắc bệnh tim, phổi, động vật ở vùng núi cao,...
Các cơ thể ở trạng thái bệnh lý này thiếu Oxy cho tổ chức, kích thích các cơ quan tạo máu sản xuất hồng cầu đưa vào vòng tuần hoàn. Số lượng hồng cầu có thể tăng gấp hai lần bình thường.
Trong thực nghiệm có thể làm cho hồng cầu tăng 100-150% và thấy có những biểu hiện như: dãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, làm cho máu cô đặc khó lưu thông, cản trở sự hoạt động của tim.
Tăng khối lượng máu do tăng huyết tương. Thường xảy ra ở gia súc mắc bệnh thận, thiếu máu, mất máu, gầy đói lâu,...bệnh biểu hiện chứng máu loãng, thành phần hữu hình ít không tăng khối lượng chung của máu.
+ Khối lượng máu giảm
Máu có thể giảm toàn bộ khối lượng trong trường hợp mất máu (xuất huyết). Nếu mất một lượng máu ít thì do cơ chế bảo vệ cơ thể nước sẽ được hút vào lòng mạch để hồi phục tương đối (nghĩa là giữ áp lực và vừa đủ để phục hồi tuần hoàn). Trong trường hợp mất một lượng máu lớn từ 60 – 70% con vật không hồi phục được và chết.
Giảm khối lượng máu chủ yếu do giảm số lượng hồng cầu. Loại này thường gặp trong trường hợp thiếu máu mãn tính (bần huyết) hoặc trong các
trạng thái bệnh lý do vi khuẩn hoặc ký sinh trung gây nên.
Giảm khối lượng máu chủ yếu do giảm khối lượng huyết tương. Trường hợp này hay gặp trong các tình trạng bệnh lý gây mất nước như: ỉa chảy nặng, nôn mửa, bỏng nặng,...khối lượng huyết tương giảm thường gây hiện tượng giảm tuần hoàn do máu cô đặc, khó lưu thông, thiểu niệu.
Giảm khối lượng máu còn gặp khi giảm mạch đột ngột do bị ngộ độc (histaminAsen) thủy ngân. Khi giãn mạch đột ngột kích thích gay co thắt ở nơi khác làm tổn thương thành mạch tăng tính thấm nước thoát ra ngoài lòng mạch.