Chất lượng thông tin

Một phần của tài liệu 231 Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam (Trang 52 - 57)

+ Về phía các đơn vị có liên quan đến nguồn thông tin được cung cấp :

Các đơn vị cần chú trọng đến nguồn nhân lực, có chính sách bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân sự trong đơn vị cũng như những người trưc tiếp thực hiện việc lập báo cáo tài chính.

Các công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty chứng khóan cần có chủ trương và định hướng chỉ đạo việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho các nhà đầu tư.

Các tổ chức này cần xóa bỏ tư tưởng che đậy, thổi phồng, làm lệch lạc thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng và phát triển doanh nghiệp dựa trên sự cạnh tranh lành mạnh theo xu hướng hội nhập kinh tế thế giới.

Các tổ chức quản lý giám sát thị trường và các đơn vị thành viên:

Phải chú trọng trong khâu tuyển dụng các chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén để thực hiện tốt các công tác thẩm định giám sát hoạt động của các đơn vị cung cấp hàng hóa trên thị trường chứng khoán.

Phát hiện kịp thời các sai phạm trong nội dung thông tin mà các đơn vị cung cấp liên quan đến cổ phiếu và có các biện pháp xử lý thích hợp đối với các tổ chức gian lận thông tin.

Cung cấp một cách chính xác các thông tin chung về thị trường và các thông tin liên quan đến cổ phiếu bằng cách kiểm tra một cách kỹ càng và chắc chắn các thông tin trước khi công bố ra công chúng.

Các khuyến cáo, nhận xét phải dựa trên sự phân tích kỹ càng về cổ phiếu của các chuyên gia có trình độ chuyên môn vững và cao. Cân nhắc kỹ lưỡng các các thông tin có liên quan đến giá cổ phiếu như thông tin về các sai phạm của các đơn vị.

Theo như nhận xét của VaFi (hiệp hội các nhà đầu tư tài chính) thì cơ cấu cũng như bộ máy quản lý của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khóan ở Việt Nam là không hợp lý. Theo tôi, sự thiếu tự chủ trong quản lý của các trung tâm giao dịch chứng khoán cũng như vấn đề nhân sự tiền lương ở đây vẫn còn là cơ chế hành chính quan liêu, cơ chế xin cho thì không thể nào thu hút cũng như giữ chân được người tài giỏi vì vậy sản phẩm của các cơ quan này không thể đạt chất lượng. Các trung tâm giao dịch chứng khoán cần phải được tách ra hoạt động một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm các hoạt động của mình, áp dụng các chế độ hành chánh nhân sự phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của họ.

Các tổ chức kiểm toán:

Có thể nói vai trò của các công ty kiểm toán là cực kỳ quan trọng trong chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán ngoài chức năng

cung cấp các dịch vụ tư vấn kế toán kiểm toán, thực hành kế toán cho các doanh nghiệp thì nó có chức năng chính là cơ quan kiểm tra xác nhận tính trung thực của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong khi các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mang tính chủ quan cục bộ của chính nó thì báo cáo tài chính đã được kiểm toán thể hiện tính khách quan, phản ánh trung thực tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp. Với tầm quan trọng như vậy, cần có giải pháp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nhằm góp phần làm cho chất lượng thông tin cung cấp trên thị trường chứng khoán được cao hơn.

Nhìn lại mô hình quản lý của nhà nước về lĩnh vực kiểm toán: Điều 20 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105 do Chính phủ ban hành có quy định rõ các công ty kiểm toán được thành lập và hoạt động một trong bốn mô hình sau: công ty có vốn đầu tư nước ngoài; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Với quy định này, được hiểu là các công ty kiểm toán có sở hữu nước ngoài hoạt động theo mô hình TNHH theo Luật Đầu tư. Đồng thời sẽ không tồn tại mô hình công ty kiểm toán là công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước. Đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước (bao gồm công ty nhà nước và công ty TNHH một thành viên) cần phải chuyển đổi xong trước ngày 21/4/2007.

Như vậy, đối với các công ty kiểm toán có sở hữu vốn nhà nước, việc chuyển đổi sở hữu, theo yêu cầu quốc tế sẽ tác động tích cực mạnh mẽ trên một số mặt quan trọng như: Các công ty kiểm toán sẽ chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho nhân viên, không bị khống chế tỷ lệ quỹ lương, không bị trừ quỹ lương theo cơ chế "lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước" và không được thấp hơn lợi nhuận kế hoạch. Điều này thực sự quan trọng, nó cho phép các công ty được trả lương cao để thu hút nhân viên giỏi, đồng thời cho phép chủ động đầu tư chi phí đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên và dịch vụ. Tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Giám đốc trong việc điều hành công ty, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với trách nhiệm vật chất. Các thành viên Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển đổi

phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về điều hành và kiến thức chuyên môn để duy trì ổn định và tiếp tục phát triển công ty cao hơn.

Bộ tài chính cần thiết ban hành quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Các công ty kiểm toán cần :

Kiểm tra chặt chẽ về hệ thống quản lý, trình độ của đội ngũ nhân viên, đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên.

Phải đảm bảo các kiểm toán viên công tác một cách trung thực, thiết lập và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả hệ thống quản lý trong công ty.

Phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm nguyên tắc kiểm toán của các kiểm toán viên như : nhận hối lộ của các doanh nghiệp để bỏ qua các sai sót trọng yếu, thông đồng với doanh nghiệp được kiểm toán để làm sai lệch báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Thường xuyên nâng cao năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên bằng các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn trong và ngoài nước, có chế độ luơng thưởng thỏa đáng để kiểm toán viên có thể yên tâm công tác và làm tròn trách nhiệm của kiểm toán viên.

Ngoài ra, nhà quản lý của các công ty này cần thực hiện việc đánh giá năng lực nhân viên theo định kỳ nhằm củng cố đội ngũ kiểm toán viên để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn, phải thực sự là tổ chức mang tính nghề nghiệp cao, là tổ chức tự quản độc lập, tạo uy tín để thu hút các Hội viên đẳng cấp nghề nghiệp cao góp phần phát triển thị trường kiểm toán ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng.

Các tổ chức thông tin đại chúng : Để có thể phát huy thế mạnh của báo chí cũng như hạn chế các tiêu cực của nó thì cần có một số chủ trương đối với nhà báo như sau :

Theo Ông Dominic Scriven – Giám đốc quỹ Đầu tư Dragon Capital các nhà báo nên tham gia đầu tư chứng khoán để có thể hiểu rõ về lĩnh vực này mới có thể phát huy được thế mạnh của mình, mới có thể đưa ra các nhận xét, các phân tích đúng với xu hướng thị trường. Đồng thời nhà báo phải có trách nhiệm trong việc viết những thông tin liên quan đến cổ phiếu mình đang có ý định đầu tư, có cái nhìn khách quan không vụ lợi. Nhà báo khi viết về chứng khoán nên minh bạch hóa thông tin đầu tư của mình cho tổng biên tập để việc phân bổ theo dõi tin bài được dễ dàng.

Tuy nhiên, theo tôi ý kiến trên tuy có vẻ như dễ thực hiện nhưng hiệu quả không cao bởi vì một khi các nhà báo đã tham gia đầu tư thì họ khó có thể không dùng ngoài bút của mình để làm lợi cho bản thân nếu được. Tôi cho rằng vấn đề này xuất phát từ trình độ nắm bắt chuyên môn của ngành và đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo.

Thực tế trong tòa báo sẽ có những ban đảm trách những phần việc khác nhau, những người nào thuộc ban nào sẽ phải tìm hiểu sâu vào lĩnh vực đó để trang bị kiến thức cho mình khi muốn viết về mảng đó. Do đó tòa báo cần :

Tạo điều kiện để các nhà báo thuộc từng lĩnh vực có thể hiểu và tư duy sâu vấn đề về lĩnh vực đó bằng cách mời các chuyên gia về từng lĩnh vực như chuyên gia về tài chính, chứng khoán.. truyền đạt kiến thức cho các nhà báo, đồng thời các nhà báo cần tự tìm hiểu, học hỏi thêm.

Ngoài ra, vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong ngành báo chí cũng cần phải được quan tâm đề cập thường xuyên trong tòa báo để các nhà báo luôn được nhắc nhở phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong nghề.

Mặc dù các hành động kích động thị trường hoặc thông tin nhằm định hướng thị trường theo hướng có lợi cho bản thân, nhằm tạo dựng và tuyên truyền thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán thì bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật theo khoản 5 điều 126 của luật chứng khoán nhưng các nhà báo cần

thiết không được tham gia đầu tư chứng khoán, điều này có thể được quy định trong các tòa báo hoặc hội nghề nghiệp của ngành báo. Việc quy định này sẽ giúp cho ngoài bút của các nhà báo công bằng và trong sáng hơn.

Việc trang bị kiến thức đầu tư chứng khoán cho các nhà báo là nhu cầu bức thiết mà các tòa báo cần quan tâm và đáp ứng kịp thời cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu 231 Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)